Trẻ viêm đường hô hấp – Cách phân biệt, Chăm sóc & Phòng bệnh

Viêm đường hô hấp cấp hiện nay vẫn được xem là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm ở trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có hơn 4 triệu trẻ em trên thế giới tử vong vì bệnh viêm hô hấp cấp, chủ yếu do viêm phổi, đáng chú ý hơn một đứa trẻ dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp cấp 4 – 6 lần trong một năm làm ảnh hưởng đến công việc của nhiều bậc phụ huynh và là gánh nặng bệnh tật đối với xã hội.

Mẹ hãy cùng tham khảo cách phân biệt các bệnh viêm đường hô hấp, cách chăm sóc trẻ và biện pháp phòng ngừa sau đây nhé:

maxresdefault

Tác nhân gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em
Viêm đường hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi hầu hết do nhiễm virút, hầu hết là những loại virút lành tính, một số loại virút đáng chú ý là virút hợp bào hô hấp (RSV), virút cúm, virút á cúm, virút sởi, Adenovirus (còn gọi là virút hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus…

Ở các nước đang phát triển như nước ta, nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn vẫn được xem là những nguyên nhân gây viêm đường hô hấp cấp nguy hiểm cho trẻ em, đứng đầu là vi khuẩn Hemophilus influenzae týp b (viết tắt là Hib), kế đến là phế cầu khuẩn có tên khoa học là Streptococcus Pneumonia, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella, vi khuẩn Klebsiella pneumoniae, vi khuẩn Chlamydia trachomatis…

Yếu tố cơ địa và môi trường làm trẻ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp như:
– Trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ cân (cân nặng lúc sinh dưới 2.500g), trẻ suy dinh dưỡng nặng.
– Trẻ không được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ.
– Trẻ thường xuyên ăn lạnh, uống lạnh hoặc gia đình sử dụng máy điều hòa không hợp lý cũng tạo điều kiện thuận lợi khiến trẻ dễ bị bệnh.
– Gia tăng tình trạng ô nhiễm với khói bụi trong nhà, khói thuốc lá cũng là nguồn ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ.
– Thời tiết lạnh, thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.
– Nhà cửa chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A cũng là các yếu tố nguy cơ gây viêm đường hô hấp ở trẻ ở trẻ em.

Biểu hiện đặc trưng của những căn bệnh viêm đường hô hấp cấp phổ biến ở trẻ
Các biểu hiện lâm sàng của viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. Thông thường, trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, rồi sau đó là thở nhanh, cánh mũi phập phồng, nặng hơn nữa là nhìn thấy lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, tím tái. Nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể hôn mê, co giật… hoặc thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.

Một đặc điểm cần lưu ý là diễn biến của trẻ từ mức độ nhẹ sang nặng rất nhanh do đó việc đánh giá, phân loại, xác định điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà bệnh biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau, những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính thường gặp ở trẻ bao gồm:

Viêm mũi họng do virút: sau khi tiếp xúc với virút gây bệnh 1 – 2 ngày, trẻ bắt đầu với triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Ho xuất hiện sau 4 – 5 ngày do họng bị kích thích. Trẻ nhỏ có thể bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Bệnh sẽ khỏi trong khoảng 5 – 7 ngày.

Viêm mũi xoang cấp: bệnh tương tự như viêm mũi họng cấp nhưng các triệu chứng có khuynh hướng giảm nhẹ rồi nặng hơn sau một tuần. Bé ngạt mũi, sổ mũi kéo dài. Nước mũi thường chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng. Trẻ thường quấy khóc nhiều, nếu đã biết nói, trẻ có thể than nhức đầu, đau sau hốc mắt, nặng mặt, khô rát họng.

Viêm họng cấp: vi khuẩn sẽ được xem là “thủ phạm” nếu tình trạng sốt, ho, nuốt đau không tự giới hạn hoặc trở nên nặng hơn sau 5 – 7 ngày.

Viêm amidan: thường do vi khuẩn, bệnh thường gặp ở trẻ lớn 2 – 6 tuổi, bệnh thường gây sốt cao, Amidan lớn quá thường gây khó khăn cho việc ăn uống và việc hô hấp của trẻ.

Viêm VA: thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ nhỏ 2 tháng – 2 tuổi, chảy mũi nghẹt mũi kéo dài là dấu hiệu điển hình của bệnh.

Viêm thanh thiệt cấp: độ tuổi mắc bệnh thường trong khoảng 2 – 6 tuổi, chủ yếu ở lứa tuổi lên ba. Bệnh đặc trưng là sốt cao, nuốt đau, họng ứ đọng nhiều nước bọt, nổi hạch hai bên cổ, thay đổi giọng nói, mất tiếng, ho khan hoặc ho đàm, khó thở… Bệnh thường diễn tiến nhanh và nặng, trẻ có khả năng tử vong do suy hô hấp, nhiễm trùng, nhiễm độc.
Viêm thanh quản và viêm thanh khí phế quản cấp: thường gặp ở trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi, phổ biến nhất ở trẻ 2 tuổi. Bệnh khởi phát với những triệu chứng viêm mũi họng thông thường, trẻ bắt đầu khàn tiếng, tắt tiếng, khò khè, thở rít, co lõm hõm ức và lồng ngực. Trẻ ho rất nhiều, tiếng ho ong óng như chó sủa. Trẻ có thể khó thở, thở nhanh, thở ồn ào, co kéo cơ hô hấp phụ, vã mồ hôi, tím tái, lơ mơ và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Viêm phổi: xảy ra ở mọi lứa tuổi nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn nhất là vi khuẩn Hib và phế cầu khuẩn, bệnh biểu hiện sớm nhất với dấu hiệu thở nhanh bất thường, ho kèm khò khè nếu xuất tiết nhiều đàm nhớt ở đường hô hấp, một số trẻ có thể bị sốt cao, thở mệt, lừ đừ, bệnh có thể gây tử vong cho trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp cấp tính đúng cách tại nhà

Đưa trẻ đi khám bác sĩ để đánh giá mức độ bệnh, hầu hết trẻ bị viêm đường hô hấp cấp thể nhẹ hoặc trung bình đều được bác sĩ chỉ định cho chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà, cụ thể như:

Tiếp tục cho trẻ ăn, bú: trẻ bệnh thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày theo khả năng của trẻ, không nên “ép trẻ ăn”. Nếu trẻ bị tắc mũi hoặc nghẹt mũi, phụ huynh cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối loãng NaCl 0,9% giúp trẻ nhỏ có thể bú mẹ hoặc ăn uống dễ dàng hơn.

Cho trẻ uống đủ nước: trẻ được bổ sung đầy đủ nguồn nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, trẻ sẽ mau “lướt qua” bệnh tật để sớm hồi phục.

Nếu trẻ ho nhiều khiến trẻ khó chịu quấy khóc hoặc nôn ói nhiều: nên cho trẻ uống những loại thuốc ho an toàn có thể tự chế như tắc chưng đường, mật ong hấp gừng, tần dày lá hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo mộc – thảo dược chế biến sẵn theo khuyến cáo của bác sĩ điều trị hoặc phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi cho trẻ sử dụng.

Làm thông thoáng mũi cho trẻ theo những cách đơn giản:

Trẻ lớn: hướng dẫn trẻ hỉ mũi đúng cách, hỉ mũi từng bên bằng cách dùng một ngón tay đè một bên mũi, hỉ mạnh bên kia và làm ngược lại (chú ý không được bịt hai mũi cùng một lúc).
Trẻ nhỏ: phụ huynh dùng khăn giấy sạch, mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi trẻ. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% (nước muối sinh lý) nhỏ 2 – 3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.
Sử dụng kháng sinh trị liệu: kháng sinh không cần thiết phải sử dụng trong hầu hết các trường hợp. Nếu phải sử dụng kháng sinh cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ điều trị.

Theo dõi để phát hiện các dấu hiệu nặng: cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và cho trẻ được điều trị tích cực hơn khi thấy trẻ có một trong những biểu hiện sau:
– Trẻ bú kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú.
– Trẻ sốt cao liên tục 39oC không hạ sau khi đã cho trẻ hạ sốt tích cực.
– Trẻ bị co giật, lừ đừ hoặc hôn mê.
– Trẻ thở khác ngày thường: thở nhanh, thở mệt, thở co lõm ngực hoặc tím tái.

Để phòng bệnh cha mẹ cần:

– Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

– Không nên cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp và những chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá.

– Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như: Kem, đá.

– Tăng cường miễn dịch bằng Imunoglukan: Dựa trên các nghiên cứu lâm sàng và các bằng chứng khoa học thì khi sử dụng Imunoglukan, sức đề kháng của trẻ tăng lên và góp phần làm giảm nguy cơ mắc các cơn cấp của viêm phế quản và viêm phổi, ngoài ra còn làm giảm tần suất và triệu chứng của bệnh khi mắc phải. Mẹ có thể sử dụng cho bé với liều dùng 1ml/5kg/lần/ngày và gấp đôi liều khi trẻ mắc bệnh. Mẹ nên cho bé uống vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sớm khi dạ dày rỗng. 

COVER-IMU-CBNV

– Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả.

– Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch.

– Tiêm phòng vắc xin để phòng chống các loại bệnh cho trẻ.

Một điều các bậc phụ huynh cần lưu ý đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi này khi mắc bệnh thì diễn biến thường nặng và khó lường… Do đó, nếu những bệnh lý này không được phát hiện, điều trị, xử trí sớm và đúng, sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: Suy hô hấp cấp, viêm phổi, viêm tai, viêm màng não, áp xe phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi và có thể dẫn đến tử vong.

_______________________

>> KHÁM PHÁ: SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO BÉ ĐÚNG CÁCH

(CÙNG TÌM HIỂU THÔNG TIN VÀ NHẬN NHIỀU PHẦN QUÀ THÚ VỊ – Bấm vào nút “Khám phá”)

KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)

1. Làm trắc nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé

 2. Gửi câu hỏi cho chuyên gia 

 3. Cách chăm sóc giúp bé mau khỏi ốm

4. Các nghiên cứu về hiệu quả và an toàn của Imunoglukan trên trẻ nhỏ

 5. Tham gia “CỘNG ĐỒNG NUÔI CON KHÔNG KHÁNG SINH”

IAO MÙA