Cẩm nang về sốt và cách xử trí khi trẻ sốt

Sốt không phải là bệnh mà là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại những viêm nhiễm. Tuy nhiên triệu chứng sốt dễ biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm như co giật, mất nước, biến chứng về hô hấp và tim mạch,…nếu không biết xử trí đúng cách.

Vậy phải làm gì khi trẻ bị sốt? Cách nhận biết và phòng tránh thế nào? Dưới đây là tất tần tật kiến thức về sốt mà bất cứ phụ huynh nào cũng cần ghi nhớ.

1. NGUYÊN NHÂN GÂY TRIỆU CHỨNG SỐT

– Sốt là một phần của các bệnh do virus như cảm lạnh, cảm cúm

– Nhiễm trùng:Hầu hết các cơn sốt là do nhiễm trùng hoặc bệnh khác. Sốt giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách kích thích các cơ chế bảo vệ tự nhiên

– Bị ủ quá kỹ:Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh chưa đủ khả năng để tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn. Nếu ở trong môi trường quá nóng hoặc bị ủ quá kỹ thì trẻ có thể bị sốt.

– Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng:Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đôi khi bị sốt nhẹ sau khi chủng ngừa.

– Mọc răng: Dù mọc răng có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ nhưng có lẽ đó không phải là nguyên nhân nếu nhiệt độ của trẻ tăng cao hơn 37,8°C.

2. LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT TRẺ SỐT HAY KHÔNG?

– Nhiệt độ bên trong hậu môn cao hơn 38 độ C

– Nhiệt độ ở miệng cao hơn 37.8 độ C

– Nhiệt độ ở nách cao hơn 37 độ C

– Nhiệt độ ở tai cao hơn 38 độ C. (Cách đo này không khả thi với các bé dưới 6 tháng tuổi)

– Nhiệt độ đo bằng núm vú giả cao hơn 37.8 độ C (Nhiệt kế núm vú sẽ chính xác hơn với trẻ trên 3 tháng tuổi).

3. CHĂM SÓC TRẺ SỐT NHƯ THẾ NÀO?

– Kiểm soát nhiệt độ: Bố mẹ hãy thường xuyên theo dõi nhiệt độ của bé bằng nhiệt kế, nếu trẻ sốt cao có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ

– Ngăn ngừa mất nước: Khi bị sốt, cơ thể bé dễ mất nước ở da và phổi. Hãy cho trẻ uống nhiều nước ấm , sữa và nước ép hoa quả giàu vitamin

– Quần áo: Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ

– Chế độ dinh dưỡng:Bổ sung các thức ăn có hàm lượng calo, protein cao, ít chất béo, cho trẻ ăn đồ ăn lỏng như cháo, súp, bột, ngũ cốc,… Cho trẻ ăn thành nhiều bữa và không ép trẻ ăn quá nhiều

– Tăng đề kháng an toàn, hiệu quả với sản phẩm Imunoglukan được các chuyên gia khuyên dùng giúp tăng miễn dịch tự nhiên ở trẻ, phòng chống các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp và phục hồi nhanh sức khỏe cho trẻ mới ốm dậy.

4. KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ?

4.1 Cần gặp ngay bác sĩ trong vòng 24 giờ

– Con bạn từ 3 đến 6 tháng tuổi (trừ khi sốt do mũi chích ngừa)

– Con bạn bị sốt hơn 24 giờ mà không có nguyên do rõ ràng hoặc vị trí nhiễm bệnh và con bạn nhỏ hơn 2 tuổi.

– Con bạn bị sốt kéo dài hơn 3 ngày.

– Hết sốt khoảng 24 tiếng nhưng sau đó lại bị lại

4.2 Cần gặp bác sĩ NGAY LẬP TỨC

– Con bạn dưới 3 tháng tuổi.

– Sốt cao trên 40 độ C và tình hình không được cải thiện sau 2h uống thuốc hạ sốt.

– Sốt thường đi cùng với nhức đầu, chóng mặt, cứng gáy, thở khó khăn, nổi hồng ban hoặc không chịu uống nước

– Có chấm xuất huyết: khi da bé xuất hiện những chấm nhỏ như đầu kim, màu đỏ hay tím, những chấm này không biến mất khi ta căng da bé ra. (nếu nó biến mất thì không phải chấm xuất huyết, mà chỉ là 1 dạng phát ban). Nếu mẹ không chắc chắn, cũng cứ dẫn con gặp bác sĩ.

– Hôn mê: bé không cử động bình thường, hay bé chỉ muốn nằm in trong tay bạn. Một bé hôn mê thật sự là bé không đáp ứng gì khi bạn gọi bé, không mở mắt. Triệu chứng này thể hiện bệnh rất nặng

– Bé yếu hơn bình thường, tiếng kêu the thé cao hoặc khóc liên tục

5. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA SỐT Ở TRẺ

Tăng cường sức đề kháng: Ngoài chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày mẹ hãy cho bé bổ sung siro tăng đề kháng Imunoglukan P4H, giúp tăng cường hệ miễn dịch trực tiếp từ bên trong, giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, cần khuyến khích trẻ luyện tập thể dục để tăng cường sức khỏe.

– Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát tránh điều kiện cho vi khuẩn virus gây bệnh phát triển.

– Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ, vệ sinh cơ thể, các thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, cho trẻ ngủ mùng để dự phòng các nguyên nhân gây bệnh là siêu vi và vi khuẩn.

– Không cho trẻ vận động quá lâu ngoài trời nắng, khi đi ra ngoài phải có nón và khăn che

– Cho trẻ tiêm ngừa theo lịch tiêm chủng quốc gia

Tăng cường đề kháng cho bé cần được làm thường xuyên và liên tục trong tất cả các giai đoạn phát triển. Đừng quên bổ sung Vitamin C cùng Beta-(1.3/1.6)-D-Glucan CAO, TINH KHIẾT trong IMUNOGLUKAN để tăng miễn dịch trực tiếp cho con yêu!

KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)

Bí quyết chăm con cả năm không ốm

Chuyên gia hướng dẫn phương pháp tăng sức đề kháng đúng cách

Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ khi dịch cúm “vào mùa”

➡ Các phương pháp điều trị trẻ bị viêm họng, sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả từ chuyên gia