TRẺ “ÙN ÙN” VÀO VIỆN VÌ BỆNH ỐM MÙA ĐÔNG XUÂN
Bệnh tai mũi họng là nhóm bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. Viêm mũi họng là một trong những bệnh phổ biến nhất trong nhóm.
Nguyên nhân do vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu, phế cầu,… trong đó nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn nhóm A có thể gây biến chứng viêm khớp cấp, viêm màng tim, viêm cầu thận cấp, khiến không ít trẻ nhập viện.
CÁC YẾU TỐ KHỞI PHÁT BỆNH
Thời tiết thay đổi đột ngột: trời trở lạnh, mưa ẩm; trẻ mới đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo; trẻ mới thay đổi chế độ ăn dặm; thay đổi nhiệt độ đột ngột: nhiễm lạnh khi vừa tắm xong, hoặc tắm ngay sau khi trẻ vận động, hoặc sử dụng máy điều hòa quá lạnh khi ngủ; trẻ hít phải khói thuốc thụ động hoặc không khí bụi bẩn, ô nhiễm.
BIỂU HIỆN VÀ BIẾN CHỨNG CÓ THỂ XẢY RA
Trẻ quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn; sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39-400C. Trẻ chảy nước mũi, nước mũi ban đầu loãng và trong, sau có thể đặc, màu xanh, mùi tanh; trẻ ngạt mũi, hắt hơi, họng sưng đỏ, có xuất tiết; trẻ có thể ho, lúc đầu ho khan, sau ho có đờm, ban đầu đờm trong, loãng, sau có thể chuyển sang đờm đặc, xanh, có mùi tanh; trẻ nôn, đi ngoài phân lỏng; trẻ khó ngủ và có thể thở bằng họng do ngạt mũi làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Các biến chứng có thể xảy ra: viêm tai giữa do nước mũi chảy vào họng và tai; viêm đường hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm phổi nếu bệnh không được điều trị kịp thời; viêm cầu thận cấp, viêm khớp, viêm màng tim nếu tác nhân gây bệnh là liên cầu khuẩn nhóm A.
CHĂM SÓC TRẺ NHƯ THẾ NÀO
Bệnh viêm mũi họng có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Sử dụng các liệu pháp hỗ trợ chăm sóc tích cực cho trẻ giúp giảm thời gian điều trị, giảm lượng thuốc sử dụng, tránh việc lạm dụng thuốc không cần thiết.
Vệ sinh mũi họng cho trẻ: Nếu dịch mũi còn trong và lỏng, có thể dùng khăn mềm lau mũi cho trẻ.Nếu dịch mũi đặc, nên nhỏ hoặc xịt mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý ấm, sau đó day nhẹ cánh mũi cho mũi chảy ra. Dùng khăn mềm lau sạch. Nếu nước mũi quá nhiều gây tình trạng ngạt mũi, có thể rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Việc sử dụng nước nhỏ mũi hoặc nước rửa mũi ấm rất quan trọng, giúp làm ấm niêm mạc mũi, làm dịu niêm mạc mũi, giúp loãng đờm nhanh hơn và khôi phục lại chức năng làm ấm và làm ẩm không khí của mũi, rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Vệ sinh răng miệng và họng cho trẻ: Giúp răng miệng, họng sạch sẽ, tránh bội nhiễm nấm hoặc vi khuẩn khác.
Điều trị ngạt mũi: Việc vệ sinh dịch mũi giúp làm sạch đường thở và hạn chế ngạt mũi. Có thể dùng thêm liệu pháp xông mũi bằng nước ấm hoặc xông tinh dầu. Một số tinh dầu khuyên dùng là tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp hoặc dầu phật linh. Tuyệt đối không nên sử dụng dầu gió hoặc dầu có chứa thành phần tinh dầu bạc hà hoặc menthol cho trẻ dưới 2 tuổi vì nguy cơ gây co rút cơ hoành.
Nếu mũi trẻ bị viêm và sung huyết nặng, có thể kết hợp xịt mũi bằng nước muối ưu trương hoặc thuốc co mạch có chứa thành phần oxymetazolin hoặc xylometazolin. Hiện tại thuốc có chứa thành phần xylometazolin dưới 1% hoặc oxymetazolin dưới 0,5% có thể được bán mà không cần có đơn chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên không nên quá lạm dụng thuốc vì thuốc có tác dụng co mạch, giảm sung huyết niêm mạc mũi, do vậy có tác dụng phụ làm khô mũi, khiến mũi không thể làm ấm và ẩm không khí trước khi vào họng, phế quản và phổi, điều này làm trầm trọng thêm tình trạng viêm họng, viêm amidan và có thể dẫn đến biến chứng viêm phế quản, viêm phổi.
Tuyệt đối không sử dụng thuốc nhỏ mũi có chứa thành phần corticoid để điều trị viêm mũi nếu không có sự chỉ định từ chuyên viên y tế.
TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO TRẺ RA SAO
Nên bổ sung siro tăng cường miễn dịch Imunoglukan để hỗ trợ bé mau phục hồi hơn, ngoài ra, việc dùng theo liệu trình 3-4 tháng còn giúp phòng bệnh hiệu quả và giảm tần suất tái phát bệnh hô hấp.
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO TRẺ
Cho trẻ ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ tiêu, dễ nuốt. Với trẻ nhỏ có thể cho ăn cháo loãng, trẻ có thể ăn ít hơn bình thường nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa. Cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây, sữa hoặc bất cứ loại nước nào trẻ thích nhằm bù nước cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh tỉnh táo, tăng cường sức đề kháng. Nên cho trẻ ăn thức ăn và đồ uống ấm, giúp dễ tiêu và làm dịu niêm mạc họng. Có thể cho trẻ uống thêm một số siro tự nhiên như: quất mật ong, mơ muối, chanh muối, chanh đào mật ong, hẹ hấp mật ong, tần lá dà̀y (húng chanh) hấp mật ong… (lưu ý: mật ong chỉ dùng cho bé trên 1 tuổi)
Nếu tình trạng của trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị, trẻ bị sốt: sử dụng thuốc hạ sốt và đưa trẻ đi khám. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc (kháng sinh) trong trường hợp cần thiết.
>> KHÁM PHÁ: SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO BÉ ĐÚNG CÁCH
(CÙNG TÌM HIỂU THÔNG TIN VÀ NHẬN NHIỀU PHẦN QUÀ THÚ VỊ – Bấm vào nút “Khám phá”)
KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)
➡ 1. Làm trắc nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé
➡ 2. Gửi câu hỏi cho chuyên gia
➡ 3. Cách chăm sóc giúp bé mau khỏi ốm
➡ 4. Các nghiên cứu về hiệu quả và an toàn của Imunoglukan trên trẻ nhỏ