Trẻ bị sốt – Cách phân biệt và xử lý

sot-sieu-vi-trung

1. NGUYÊN NHÂN SỐT

Sốt là một triệu chứng, không phải là bệnh. Nó là phản ứng bình thường của cơ thể trước một sự nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn) nào đó. Sốt giúp chống lại sự nhiễm trùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch của cơ thể. Hầu hết các cơn sốt (từ 37.8 đến 40oC hoặc 100 đến 104F) mà trẻ mắc phải đều không nguy hiểm. Các nguyên nhân phần lớn là từ các bệnh do virus như cảm lạnh hoặc cảm cúm. Một vài nguyên nhân là do bệnh từ vi khuẩn mang lại như viêm họng hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Mọc răng không phải là nguyên nhân gây sốt.

2. KHI NÀO TRẺ ĐƯỢC COI LÀ SỐT?
– Nhiệt độ bên trong hậu môn cao hơn 38oC
– Nhiệt độ ở miệng cao hơn 37.8oC
– Nhiệt độ ở nách cao hơn 37oC
– Nhiệt độ ở tai cao hơn 38oC. (Cách đo này không khả thi với các bé dưới 6 tháng tuổi)
– Nhiệt độ đo bằng núm vú giả cao hơn 37.8oC (Nhiệt kế núm vú sẽ chính xác hơn với trẻ trên 3 tháng tuổi).

Kiểm tra sốt bằng tay cũng là cách xác định sốt ở trẻ vì khi đó bạn sẽ cảm nhận độ nóng ở trẻ rõ hơn. Cách kiểm tra này hiệu quả hơn chúng ta nghĩ, nhưng nếu bạn tính đưa trẻ đến bác sĩ, thì hãy sử dụng nhiệt kế để có số liệu cụ thể.

Nhiệt độ trung bình của cơ thể được đo ở miệng là 36.5oC (97.6F). Nhiệt độ đo ở miệng thông thường có thể thay đổi vào khoảng thấp hơn 35.5oC (95.8F) vào buổi sáng và 37.5oC (99.4F) vào buổi chiều. Nhiệt độ tăng nhẹ (từ 38 đến 38.5oC hoặc 100.4F đến 101.3F) có thể là do vận động, bận quần áo dày, tắm nước nóng hoặc thời tiết nóng. Đồ ăn hoặc đồ uống nóng cũng có thể làm tăng nhiệt độ miệng. Nếu bạn nghi ngờ một dấu hiệu nào đó tác động đến nhiệt độ cơ thể của trẻ, hãy kiểm tra lại nhiệt độ 30 phút một lần.

 

Sau bao lâu trẻ sẽ tự khỏi sốt?

Hầu hết các cơn sốt do virus sẽ kéo dài khoảng 2 đến 3 ngày. Thông thường, độ nặng nhẹ của sốt không liên quan đến sự nghiêm trọng của bệnh. Hành vi cư xử của trẻ mới nói lên trẻ bệnh nặng hay nhẹ. Sốt không phải gây tác hại kéo dài. Tổn thương não xuất hiện chỉ khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 42oC (108F). May mắn thay, bộ ổn định nhiệt của não bộ sẽ giữ những cơn sốt dưới mức nhiệt độ này.


3. LÀM SAO ĐỂ BIẾT TRẺ BỊ SỐT XUẤT HUYẾT?
Khi thấy những dấu hiệu sau:
– Sốt cao 39-40 độ, đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền.
– Xuất huyết dưới da: Làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.
– Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng.
– Ói hoặc đi cầu ra máu (nước ói màu nâu, phân lợn cợn như bã cà phê hoặc đỏ tươi).
– Đau bụng.
Sốc là dấu hiệu nặng, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc trẻ đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu hiệu sốc gồm:
– Trẻ mệt, li bì hoặc vật vã
– Chân tay lạnh
– Tiểu ít
– Có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.

4. LÀM GÌ KHI BÉ SỐT?
A/ Sốt xuất huyết:
Khi thấy các dấu hiệu của sốt xuất huyết, mẹ cần LẬP TỨC đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay!


B/ Các loại sốt khác (ví dụ do cảm cúm, viêm họng,…)
Với mức sốt vừa (khoảng 38 độ C), cơ thể trẻ có thể chịu đựng được. Sốt cao trên 40 độ C trong thời gian dài có thể làm bé bị co giật, dẫn đến thiếu oxy não.
Hiện tượng sốt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi trẻ sốt trên 40 độ C, cơn co giật thường xuất hiện và sẽ mất đi khi thân nhiệt hạ xuống dưới 40 độ C.


Vì vậy, các mẹ cần nhanh chóng thực hiện các bước đơn giản giúp bé hạ sốt:
– Cho trẻ uống nhiều nước và bận quần áo thoáng mát: Khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Nước trong cơ thể có thể mất đi trong các cơn sốt do sự đổ mồ hôi. Quần áo nên hạn chế tối đa vì hầu hết nhiệt độ sẽ thoát qua da. Không nên trùm, bận đồ cho trẻ quá dày vì có thể là nguyên nhân khiến sốt cao hơn. Trong khi sốt, nếu trẻ cảm thấy lạnh, có biểu hiện da lạnh tái, run rẩy, mẹ hãy đắp cho trẻ một chiếc khăn mỏng. Nếu nhiệt độ thấp hơn hoặc đến 38 độc C, thì chỉ cần xử lý như trên, thuốc hạ sốt ở trường hợp này là không cần thiết.


– Cho bé ở trong nhà và ở nơi mát mẻ. Lau mình thường là không cần thiết trong việc hạ sốt. Không bao giờ lau mình trẻ mà trước đó không cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Lau mình trẻ chỉ khi sốt cao hơn 40oC (104F) và độ sốt kiểm tra sau 30 phút – sau khi uống acetaminophen hay ibuprofen vẫn không hạ.

Nếu bạn lau mình trẻ, nên sử dụng nước âm ấm ( 29-32oC hay 85-90F). Việc lau phát huy tác dụng nhanh hơn ngâm mình cho trẻ – cho trẻ ngồi trong thau xâm xắp nước và giữ cho bề mặt da luôn ướt. Trẻ cảm thấy mát hơn do sự bốc hơi nước. Nếu trẻ run rẩy, ta nâng nhiệt độ nước lên hoặc ngừng lau mình cho tới khi acetaminophen hay ibuprofen có tác dụng. Không nên hy vọng nhiệt độ sốt sẽ xuống dưới mức 38.3oC (101F).
Không thêm rượu vào nước, trẻ có thể hít phải hơi rượu và dẫn đến hôn mê.


– Đưa bé vào nơi kín gió, cởi bỏ bớt quần áo và dùng khăn ấm lau người cho bé, nhất là các bộ phận nách, hạch, bẹn… Không nên đặt bé nằm ở nơi quá nóng.

– Tránh dùng aspirin: Các bác sĩ khuyến cáo rằng trẻ em (dưới 21 tuổi) không được dùng aspirin điều trị sốt. Aspirin được dùng trong các bệnh nhiễm virus, như là bệnh thủy đậu hay cảm cúm, được cho là có liên quan đến một bệnh nặng hơn được gọi là Hội chứng Reye (phù não và suy gan). Nếu nhà bạn có trẻ con, hãy cảnh báo trẻ không dùng aspirin.

images560698_1

5. KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ?
1. Cần gặp ngay bác sĩ trong vòng 24 giờ
– Con bạn từ 3 đến 6 tháng tuổi (trừ khi sốt do mũi chích ngừa)
– Con bạn bị sốt hơn 24 giờ mà không có nguyên do rõ ràng hoặc vị trí nhiễm bệnh VÀ con bạn nhỏ hơn 2 tuổi.
– Con bạn bị sốt kéo dài hơn 3 ngày.
– Hết sốt khoảng 24 tiếng nhưng sau đó lại bị lại.


2. Cần gặp bác sĩ NGAY LẬP TỨC:
– Con bạn dưới 3 tháng tuổi.
– Sốt cao trên 40oC và tình hình không được cải thiện sau 2h uống thuốc hạ sốt.
– Con bạn biểu hiện rất đừ (sốt thường đi cùng với nhức đầu, chóng mặt, cứng gáy, thở khó khăn, nổi hồng ban hoặc không chịu uống nước).
– Có chấm xuất huyết: khi da bé xuất hiện những chấm nhỏ như đầu kim, màu đỏ hay tím, những chấm này không biến mất khi ta căng da bé ra. (nếu nó biến mất thì không phải chấm xuất huyết, mà chỉ là 1 dạng phát ban). Nếu mẹ không chắc chắn, cũng cứ dẫn con gặp bác sĩ.
– Hôn mê: bé không cử động bình thường, hay bé chỉ muốn nằm in trong tay bạn. Một bé hôn mê thật sự là bé không đáp ứng gì khi bạn gọi bé, không mở mắt. Triệu chứng này thể hiện bệnh rất nặng

6. LÀM SAO ĐỂ PHÒNG NGỪA?
Để phòng ngừa các bệnh hô hấp, cảm sốt khác, mẹ cũng nên tăng cường đề kháng cho bé bằng cách duy trì chế độ vận động đều đặn, cho ăn các thực phẩm tốt cho sức đề kháng (nấm, sữa chua, ngũ cốc, rau xanh đậm,…) và tăng cường miễn dịch trực tiếp bằng siro Imunoglukan.


Imunoglukan hỗ trợ rất tốt trong các trường hợp bé đang điều trị ốm, bé cần dùng nhiều kháng sinh,… giúp bé mau khỏe hơn. 

>> KHÁM PHÁ: SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO BÉ ĐÚNG CÁCH

(CÙNG TÌM HIỂU THÔNG TIN VÀ NHẬN NHIỀU PHẦN QUÀ THÚ VỊ – Bấm vào nút “Khám phá”)

KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)

1. Làm trắc nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé

 2. Gửi câu hỏi cho chuyên gia 

 3. Cách chăm sóc giúp bé mau khỏi ốm

4. Các nghiên cứu về hiệu quả và an toàn của Imunoglukan trên trẻ nhỏ

 5. Tham gia “CỘNG ĐỒNG NUÔI CON KHÔNG KHÁNG SINH”

ỎE GIAO MÙA