Top 4 bệnh thường gặp mẹ đừng vội dùng kháng sinh cho trẻ
Sự ra đời của kháng sinh đã đánh dấu kỷ nguyên phát triển mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, không phải trường hợp bệnh nào cũng cần phải sử dụng kháng sinh. Khi nào không cần đến kháng sinh lại là điều ít người biết.
Điểm danh ngay 4 bệnh trẻ thường gặp mà kháng sinh không điều trị hiệu quả, không phải mẹ nào cũng biết. Khám phá ngay:
Cảm cúm
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Bệnh cúm thường có tốc độ lây lan khá nhanh và chủ yếu là lây qua đường hô hấp, do người bệnh hít phải không khí có chứa virus cúm. Có nhiều chủng virus cúm có thể gây bệnh từ nhẹ, hoặc thành đại dịch, một số chủng có độc tính cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Chính vì bệnh cúm xuất phát từ nhiễm virus cúm, do đó, kháng sinh không phải là phương pháp điều trị của loại bệnh này. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ do không nắm được kiến thức này, chỉ cần thấy con ốm sốt là ngay lập tức sử dụng kháng sinh cho con. Mà các mẹ không biết rằng, kháng sinh có tác dụng để trị bệnh này.
Tay chân miệng
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. Bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, vì lo lắng bệnh phát triển nhanh, một số mẹ đã nghĩ đến sử dụng kháng sinh cho con. Việc này dễ mắc nhiều sai lầm nếu không có sự thăm khám và tư vấn từ bác sỹ. Với trẻ không bị loét miệng, bội nhiễm thì không nên sử dụng thuốc kháng sinh, vì lúc này cơ thể của trẻ rất yếu. Sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể và khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Viêm mũi dị ứng
Nếu viêm mũi dị ứng ở trẻ cũng như người lớn được xác định đến từ 3 nguyên nhân chính: do nhiễm khuẩn, do virus và do nấm. Chỉ trong trường hợp bệnh do virus hoặc do nấm gây ra, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng virus và thuốc kháng nấm, chứ không dùng thuốc kháng sinh.
Nếu vẫn cố tình sử dụng, thuốc kháng sinh không những không có tác dụng chữa bệnh mà còn gây hại cho sức khỏe của bệnh nhân. Chỉ một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ mới chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh để phòng ngừa nguy cơ bội nhiễm hay tái nhiễm. Do đó, mẹ cần đặc biệt lưu ý tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ để chữa bệnh đúng cách cho con.
Tiêu chảy cấp
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ là do Rotavirus. Trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus có tỷ lệ nhập viện cao gấp ba lần so với tiêu chảy do nguyên nhân khác. Tại Việt Nam, 55% trường hợp tiêu chảy cấp nhập viện ở trẻ nhỏ là do Rotavirus.
Rotavirus lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, chúng tồn tại trên phân của người bệnh và truyền nhiễm qua tiếp xúc với tay. Trẻ em dưới 1 tuổi có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao do trẻ thường xuyên tiếp xúc các đồ vật bằng tay và hay có thói quen cho lên miệng.
Triệu chứng thường xuất hiện sau giai đoạn ủ bệnh 2-3 ngày và kéo dài khoảng 5-7 ngày. Mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể từ không triệu chứng đến tiêu chảy mất nước nặng có thể dẫn đến tử vong. Mặc dù bệnh có thể tiến triển nhanh và nguy hiểm nhưng không phải vì thế mà mẹ quá lo lắng và nghĩ đến kháng sinh. Bệnh này xuất phát từ virus nên điều trị bằng kháng sinh ngay sẽ không hiệu quả. Khi trẻ nhiễm bệnh, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sỹ thăm khám và có phương án điều trị đúng bệnh.
Tóm lại, khi trẻ mắc bệnh mà mẹ thấy bệnh có xu hướng nặng hơn thì nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ có chuyên môn. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp điều trị bệnh cho trẻ nhanh và hiệu quả hơn nhiều. Một ghi chú vô cùng quan trong mà mẹ cần nhớ: “Kháng sinh chỉ dùng khi trẻ nhiễm khuẩn, không có tác dụng điều trị cho những bệnh do virus gây ra”.
Tác giả: Hương Bùi