Lịch tiêm chủng vắc-xin cho trẻ em Việt Nam (tháng 3/2015)

Mẹ hãy xem các mũi tiêm cho bé và thời gian tiêm tại đây nhé:

tiem-chung

*Cuối năm 2015/đầu năm 2016: một liều vắc xin bại liệt bất hoạt sẽ được sử dụng cho trẻ 4 tháng
tuổi.
**Cuối năm 2015, vắc xin phối hợp sởi-rubella sẽ được tiêm thay thế vắc xin sởi đơn khi trẻ 18
tháng.

LƯU Ý KHI ĐƯA CON ĐI TIÊM CHỦNG:

– Mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân.
– Chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như đang ốm, sốt, tiền sử dị ứng hay phản ứng mạnh với những lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, sưng đau lan rộng tại vị trí tiêm hoăc có bất thường gì khác.
– Yêu cầu các cán bộ y tế thông báo về các loại vắc xin tiêm chủng cho trẻ và hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm chủng.
– Chủ động đề nghị cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi tiêm.
– Quan sát loại vắc xin sẽ tiêm cho con mình.
– Đưa trẻ đến điểm tiêm chủng theo đúng thời gian, địa điểm đã được thông báo để đảm bảo điểm tiêm chủng không quá đông và cán bộ y tế thuận tiện thực hành tiêm chủng an toàn.

CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG?
– Sau khi tiêm chủng trẻ cần phải ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.
– Theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà trong vòng 1 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu sau: toàn trạng, tinh thần, ăn ngủ, thở, nhiệt độ, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm.
– Cần đưa NGAY trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (>39°C), co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, li bì, phát ban…. hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.
Nếu cha mẹ không yên tâm về những phản ứng của con sau khi tiêm chủng có thể trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách theo dõi và chăm sóc trẻ.
___

Lưu ý: Mẹ hoàn toàn có thể cho bé sử dụng siro Tăng cường miễn dịch imunoglukan ngay cả trong thời kì tiêm vắc-xin, giúp tăng sức đề kháng cho bé mẹ nhé.

Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các mẹ xử lý tình huống kịp thời và bảo vệ sức khỏe cho con yêu của mình. Chúc mẹ cùng gia đình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc.

Nguồn: wpro.who

_________

>> KHÁM PHÁ: SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO BÉ ĐÚNG CÁCH

(CÙNG TÌM HIỂU THÔNG TIN VÀ NHẬN NHIỀU PHẦN QUÀ THÚ VỊ – Bấm vào nút “Khám phá”)

KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)

1. Làm trắc nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé

 2. Gửi câu hỏi cho chuyên gia 

 3. Cách chăm sóc giúp bé mau khỏi ốm

4. Các nghiên cứu về hiệu quả và an toàn của Imunoglukan trên trẻ nhỏ

 5. Tham gia “CỘNG ĐỒNG NUÔI CON KHÔNG KHÁNG SINH”