Dịch sởi bùng phát: cách phòng và điều trị bệnh từ chuyên gia

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và dễ bùng phát thành dịch vào dịp cuối mùa đông đầu xuân. Bệnh xuất hiện nhiều ở trẻ em, ( thường là trẻ dưới 5 tuổi), nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh. Những biến chứng của bệnh sởi vô cùng nguy hiểm vì vậy cần điều trị và xử lý kịp thời.

Trong nửa tháng một năm 2019, tại các khoa bệnh truyền nhiễm bệnh viện nhi và bệnh viện tuyến cuối trên địa bàn TP.HCM đã quá tải do tình trạng rất đông bệnh nhân nhập viện vì mắc bệnh sởi. Các bác sĩ chỉ định nhập viện những trường hợp đã mắc biến chứng, số ca nhẹ được hướng dẫn chăm sóc tại nhà, nếu bệnh không thuyên giảm thì đưa vào tái khám và điều trị tại bệnh viện.

Gia tăng người lớn mắc bệnh sởi
2019 là năm chu kỳ dịch sởi sau 4 năm bùng phát vào 2014. Các chuyên gia cảnh báo từ nay đến Tết Nguyên đán thời tiết diễn biến bất thường, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Do đó điều kiện thuận lợi khiến bệnh sởi có thể lây lan và bùng phát mạnh.Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 16/1 cho biết, số người lớn và trẻ em mắc bệnh sởi, đặc biệt là sản phụ nhập viện liên tục vào thời điểm cuối mùa sởi với con số hàng trăm bệnh nhân đang được điều trị tại các bệnh viện tại thành phố. Nguyên nhân do người lớn chủ quan vì nghĩ rằng bệnh sởi thường xuất hiện ở trẻ em nên không tiêm ngừa sởi cho bản thân và thậm chí nhiều phụ huynh không tiêm ngừa sởi cho con.
Biến chứng của bệnh sởi
Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng từ nhẹ như tiêu chảy, viêm tai giữa đến biến chứng nặng nề như viêm phổi, viêm não. Các biến chứng nghiêm trọng này có tỉ lệ tử vong cao. Cần lưu ý rằng, các triệu chứng của bệnh sởi rất dễ nhầm với biểu hiện của bệnh Rubella (hay còn gọi là bệnh sởi Đức). Hơn nữa, các phát ban của sởi có thể nhầm với các phát ban dạng dị ứng, do vậy bệnh nhân thường chủ quan.
Để phân biệt bệnh sởi và bệnh Rubella cần lưu ý:
Giai đoạn ủ bệnh: Ở bệnh Rubella từ 1-2 ngày, sốt nhẹ, viêm long đường hô hấp nhẹ, dấu hiệu nhiễm độc không rõ. Ở bệnh sởi từ 2-4 ngày, sốt và triệu chứng hô hấp trung bình đến nặng.
Thời gian ban tồn tại: Ở bệnh Rubella khoảng 1-2 ngày, ban màu đỏ tươi; còn ở bệnh sởi khoảng 3-5 ngày, ban màu đỏ sẫm hoặc nâu trước khi mờ dần. Ban trong bệnh Rubella dát sẩn dạng sởi nhưng thường nhỏ hơn, mọc thưa hơn và mọc sớm ngay từ ngày thứ 1 – 2, mọc cùng lúc, khi bay để lại vết thâm.
So sánh nốt ban sởi và nốt ban do dị ứng: Nốt ban do dị ứng mọc toàn thân không theo thứ tự (ban ở bệnh sởi thường mọc từ mặt, đầu rồi lan xuống tay, toàn thân và chân), thường rất ngứa, việc nổi ban do dị ứng có nguyên nhân cụ thể do yếu tố thời tiết, dị ứng thức ăn, dùng thuốc…
Bùng phát dịch sởi 2019: những biến chứng nguy hiểm - Ảnh 2.

Những biến chứng bệnh sởi thường gặp

Biến chứng đường hô hấp:
+ Viêm thanh quản
Giai đoạn sớm, là do virus sởi: Xuất hiện ở giai đoạn khởi phát, giai đoạn đầu của mọc ban thường mất theo ban, hay có Croup giả, gây cơn khó thở do co thắt thanh quản.Giai đoạn muộn: Do bội nhiễm (hay gặp do tụ cầu, liên cầu, phế cầu…), xuất hiện sau mọc ban. Diễn biến thường nặng: Sốt cao vọt lên, ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở, tím tái.
+ Viêm phế quản
Thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kì mọc ban. Biểu hiện sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, neutro tăng, X-quang có hình ảnh viêm phế quản.
+ Viêm phế quản – phổi
Do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau mọc ban. Biểu hiện nặng: sốt cao khó thở, khám phổi có ran phế quản và ra nổ. Xquang có hình ảnh phế quản phế viêm (nốt mờ rải rác 2 phổi). Bạch cầu tăng, neutro tăng, thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.Biến chứng thần kinh:
+ Viêm não – màng não – tủy cấp: Là biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh của Mỹ, cứ khoảng 1.000 trẻ bị sởi thì có một trẻ bị viêm não. Viêm não có thể gây co giật, hôn mê, tử vong hoặc ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và thể chất của trẻ sống sót
+ Viêm màng não: Có thể viêm màng não thanh dịch do virus sởi hoặc viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm.+ Viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa (Van bogaert): Hay gặp ở tuổi 2 – 20 tuổi, xuất hiện muộn sau vài năm, điều này cho thấy virus sởi có thể sống tiềm tàng nhiều năm trong cơ thể bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bất thường. Diễn biến bán cấp từ vài tháng đến một năm. Bệnh nhân tử vong trong tình trạng tăng trương lực cơ và co cứng mất não.
 

Biến chứng đường tiêu hóa: Thường gặp là viêm niêm mạc miệng, viêm ruột, cam mã tấu… Tiêu chảy cũng thường gặp ở những trẻ bị sởi. Tiêu chảy sau sởi nặng nề hơn và có nhiều biến chứng hơn tiêu chảy cấp do virus thông thường.Viêm loét giác mạc: Có thể gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A và có thể gây mù vĩnh viễn. Ở trẻ em châu Phi, sởi là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Phụ nữ mang thai nếu bị sởi thì có thể bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.

Bùng phát dịch sởi 2019: những biến chứng nguy hiểm - Ảnh 3.

Cách phòng tránh và điều trị bệnh sởi

Phòng Nghiệp vụ y Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo, các bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh sởi cần lưu ý tuân thủ đúng quy định của Sở Y tế, tránh lây lan và lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Trong trường hợp cho điều trị ngoại trú cần phải tư vấn kỹ cho người bệnh và người nhà việc cách ly và tự cách ly để tránh lây lan trong gia đình và cộng đồng.
Theo đó người dân cần thực hiện các biện pháp như: Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh. Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh. Che miệng khi ho, hắt hơi. Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ, vật dụng của người bệnh bằng dung dịch cloramin B.
Tiêm phòng đầy đủ cho bé
Nếu tất cả người dân được tiêm ngừa đầy đủ, toàn bộ cộng đồng sẽ không có khả năng mắc bệnh. Do đó, khi trẻ và các thành viên trong gia đình được tiêm ngừa đúng lịch, bản thân trẻ, gia đình, và cả cộng đồng sẽ được bảo vệ khỏi bệnh sởi. Khi tỉ lệ tiêm chủng trong cộng đồng cao, bệnh sởi có thể được loại trừ.
Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên chích ngừa trước khi mang thai. Bà bầu có dấu hiệu bệnh sởi nên đến cơ sở y tế khám, theo dõi dấu hiệu của thai để có hỗ trợ y tế kịp thời.
Chủ động tăng cường miễn dịch trẻ bằng Imunoglukan
Kháng sinh không trị được các bệnh do Virus gây ra. Vì vậy, tăng cường miễn dịch là biên pháp hữu hiệu nhất phòng bệnh hiệu quả cho bé. Hệ miễn dịch khỏe có thể tiêu diệt các mầm bệnh từ khi bệnh mới chớm và ngăn không cho các tác nhân này xâm nhập sâu hay mạnh hơn vào cơ thể. Sau đó hệ miễn dịch đánh bại chúng và tạo ra rào chắn “vô hình” bảo vệ cơ thể trước những lần tấn công tiếp theo của các tác nhân gây bệnh này. 
Mỗi năm mẹ nên chủ động tăng cường miễn dịch cho bé 2 đợt, mỗi đợt tối thiểu 3-4 tháng giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh do virus (sởi, thủy đậu, quai bị, sốt virus,…) cho trẻ.
Chăm sóc khi trẻ mắc sởi
Tăng cường dinh dưỡng đầy đủ để phòng suy dinh dưỡng khi trẻ mắc bệnh. Uống nhiều nước hoa quả, ăn lỏng, đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức.
Tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân cho trẻ tránh nhiễm trùng cơ hội.Trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải được cách ly, nghỉ học và không đến nơi tập trung đông người để tránh lây lan trong cộng đồng.
Cha mẹ và người chăm sóc nên chú ý đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ có sốt phát ban và kèm theo ho.Nếu bé bị viêm mũi dị ứng cần điều trị sớm cho bé, thuốc hay sử dụng là Aerius nhưng luôn có sự chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị phù hợp theo độ tuổi và mức độ nặng nhẹ của trẻ.
Cần có thuốc phòng bệnh dự trữ như bé hay bị ho, bị co thắt phế quản … thì cần dự trữ thuốc thông dụng như siro trị ho cho bé… Cần giữ ấm cho bé, tránh để bé ra ngoài trời gió to lạnh, hay tránh để bé ra ngoài trời nắng to, và những nơi bụi bẩn…