Chăm sóc bé mọc răng từ A -> Z
Khi mọc răng bé có bị sốt hay không là câu hỏi mà nhiều mẹ thắc mắc. Bé sốt do mọc răng, bé sẽ bị sốt nhẹ trong vòng vài ngày. Nếu bé bị sốt cao liên tục, nôn mửa có thể bé bị một bệnh khác chứ không phải do mọc răng. Sốt nhẹ, đau lợi khi mọc răng làm cho bé quấy khóc hơn bình thường, do đó các mẹ cần có hướng chăm sóc bé đúng cách và có chế độ dinh dưỡng tốt cho bé.
Trong giai đoạn mọc răng, bé sẽ rất đau đớn và có những dấu hiệu như bị sốt hoặc tiêu chảy nhẹ. Đây thực sự là giai đoạn khó khăn của bé, vậy làm thế nào để giúp bé vượt qua giai đoạn khó khăn này?
Như nào là sốt mọc răng?
Bé sốt do mọc răng thường đi kèm những dấu hiệu chuẩn bị mọc răng khác như: bé chảy nhiều dãi, thích kéo tai; bé ngứa răng nên thích “gặm” tay mẹ hoặc nhai những đồ vật khác; lợi bé có biểu hiện sưng đỏ; bé sốt theo từng cơn, Bé cũng có thể đi cầu phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, quấy khóc, biếng ăn..… Khoảng 2-3 ngày sau đó, khi những chiếc răng mới nhú lên, cũng là thời điểm dấu hiệu sốt và tiêu chảy ở bé giảm dần rồi mất hẳn. Nhiều trường hợp, bé sốt là do mắc chứng bệnh truyền nhiễm: bé sốt liên tục, ít hoặc hầu như không kèm theo các dấu hiệu mọc răng.
Để biết chắc bé sốt có phải là do mọc răng hay không, nên đưa bé đi khám. Nhiều trường hợp, người mẹ có thể nhẫm lẫn giữa tình trạng sốt mọc răng và sốt do những nguyên nhân khác.
Bé mọc răng cần được chăm sóc thế nào?
Khi thấy bé nóng, nên nhanh chóng cặp nhiệt độ cho bé. Khoảng gần 38oC là bé sốt vừa, trên 38oC là bé sốt cao. Nếu bé sốt cao, bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bởi vì, bé sốt gần 39oC có thể kéo theo dấu hiệu bị co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến bé bị hôn mê (hoặc tử vong).
Nếu bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng thuốc hạ sốt đúng độ tuổi và liều dùng trong chỉ định thuốc cho bé.
Có thể lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.
Với bé lớn hơn, khuyến khích bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường). Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.
Nếu bé bị sốt cao, co giật, lấy một chiếc khăn mềm, nhỏ, gấp lại rồi kẹp vào miệng bé, đề phòng bé cắn vào lưỡi.
Tiếp đến, đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Hết sức thận trọng vì nếu không xử lý kịp thời, bé sẽ gặp nguy hiểm về sức khỏe hoặc để lại những di chứng nặng nề sau này như: chậm phát triển trí tuệ, rối loạn thần kinh… Sốt cao co giật hay đi kèm các dấu hiệu khác như: phát ban, khó thở…
Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý:
– Nếu bé đi cầu phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.
– Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi khám.
– Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Nhớ luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.
Dinh dưỡng cho trẻ đang mọc răng
– Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.
Khi mọc răng, các bé có thể không chịu ăn nếu thực phẩm đó kích thích và gây đau lợi. Các mẹ có thể chuẩn bị loại thức ăn sau nhằm khiến bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo chế độ ăn cho bé hàng ngày:
Thực phẩm xay nhuyễn dành cho trẻ em
Loại thực phẩm này mềm và xốp, nó cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn. Bố mẹ cũng có thể nghiền trái cây và rau quả tại nhà bằng cách nấu cho đến khi mềm và trộn chúng với một lượng nước nhỏ trong máy xay sinh tố.
Có thể cho bé ăn rặm các loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh, nhưng nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn.
Bánh ăn dặm cho bé đang mọc răng
Loại bánh này có bán trong các cửa hàng và siêu thị chuyên dành cho bé . Loại bánh này mềm ra khi kết hợp với nước bọt của bé. Hầu hết bánh ăn dặm cho bé mọc răng có chứa rất ít đường và không có chất bảo quản.
Các loại rau nấu chín
Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chúng chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng.
Đồ uống mát
Đồ uống mát có thể làm dịu những em bé quấy khóc trong thời gian mọc răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Một số bà mẹ thường cho bé uống nước ép trái cây pha với nước.
Trẻ sơ sinh trên 12 tháng thường rất thích sữa lạnh. Các mẹ đang cho con bú có thể cho bé bú thường xuyên hơn khi bé mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi bị đau.
Lưu ý: Các triệu chứng khi trẻ mọc răng không bao giờ gồm sốt cao, ho, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài, mà có thể là triệu chứng của bệnh khác, khi đó bạn cần đưa trẻ đi khám ngay.
Cha mẹ cần làm gì khi bé sốt mọc răng?
-Thay đổi chế độ ăn bằng bột, sữa hoặc cháo loãng cho bé.
-Giữ vệ sinh răng miệng cho bé: cho bé uống nước lọc sau khi ăn, lau bằng khăn mềm, chải răng cho bé, làm thường xuyên và nhiều lần trong ngày.
-Không để bé tiếp xúc với những đồ chơi vuông thành sắc cạnh, vì có thể bé sẽ “nhai” làm tổn thương đến lợi.
-Cho bé ăn chuối xắt lát lạnh, giúp lợi của bé được xoa dịu, giảm sưng. Và khi cảm thấy dễ chịu bé sẽ không quấy phá và hạ sốt.
-Khi bé sốt bạn có thể lau người cho bé bằng nước ấm vì nước lạnh hay nóng quá đều có thể làm tình trạng của bé tệ hơn. Nước ấm sẽ giúp cơ thể thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn. Mặc cho bé những trang phục thoải mái và thoáng để nhiệt có thể thoát ra.
-Cho bé uống thêm nhiều nước nếu bé đi phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần trong một ngày.
-Uống thuốc giảm đau theo đơn bác sĩ (ibuprofen – thuốc đặc chế cho bé, giúp bé giảm sốt do đau răng)
Nên cho bé ăn gì khi đang mọc răng?
Sốt, đau nhức lợi, đút thức ăn thì phì ra, không chịu ăn, quấy khóc, đó là những biểu hiện thường thấy ở những đứa trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Vậy có cách gì để giúp bé vượt qua giai đoạn này?
Thông thường răng sữa của bé thường mọc theo thứ tự: hai chiếc răng của ở dưới, tiếp đến là hai chiếc bên cạnh, rồi hai chiếc răng cửa trên. Hàm răng sẽ hoàn thiện và đủ 20 răng sữa khi bé được 24 – 30 tháng tuổi.
Theo giải thích của Bác sĩ dinh dưỡng Đào Thị Yến Thủy – TT Dinh dưỡng TP.HCM, khi bắt đầu mọc những chiếc răng sữa, hàm răng dưới sẽ có 2 chiếc răng cửa đầu tiên, nhô lên. Các mẹ sẽ thấy những dấu hiệu đầu tiên như là sốt nhẹ, thân nhiệt từ 37-38 độ. Ngoài ra còn các dấu hiệu khác kèm theo như tiết bọt nhiều, thích mút tay, thích cắn vật cứng, trẻ bị tiêu chảy nhẹ.
Bé rất đau đớn, khó chịu khi phải ăn những thực phẩm gây đau lợi và sẽ phản kháng bằng cách không chịu ăn. Nếu có ăn, thì chỉ với số lượng ít và rất khó ăn. Để giúp bé ăn được dễ dàng, các mẹ nên chú ý cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và không nên ép bé để ăn hết phần cháo, hay bột.
Rút kinh nghiệm từ việc nuôi đứa con đầu lòng, đến đứa con thứ hai, chị Lê Thị Huế, ở Nghĩa Tân, Hà Nội đã có cách chăm sóc riêng khi bé mọc răng. Chị chia sẻ: trong thời gian bé mọc răng, tôi thường cho thức ăn thật mềm, hơi loãng. Nếu bé ăn ít, tôi sẽ cho con ăn thêm một số thức ăn khác như sữa chua, phomai, váng sữa, dưa chuột để lạnh. Vì đây là những thức ăn mà bé mọc răng ưa thích mà còn là cách giảm thiểu sự đau đớn khi mọc răng”.
Còn chị Nguyễn Thu Hà ở Hà Đông, Hà Nội cho biết: khi bé bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, tôi thường xuyên giữ vệ sinh bằng cách lau sạch nước miếng chảy quang miệng bé; đồng thời cho bé ăn thức ăn hoặc hoa quả xay nhuyễn được để ở dạng ấm hoặc lạnh. Tôi thấy bé thích ăn hơn.
Theo bác sỹ Đào Yến Thủy, răng cửa có chức năng để cắn thức ăn nhỏ; còn răng hàm giúp nghiền nát trước khi thức ăn xuống dạ dày. Khi bé mọc răng, các mẹ nên đặc biệt chú ý tới vấn đề dinh dưỡng đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo.
Khi mọc răng, bé sẽ rất đau lợi. Vậy các mẹ có thể chuẩn bị loại thức ăn mềm, lỏng có đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo chế độ ăn hàng ngày.
Các mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng. Hoặc có thể nấu nui sao ( là một bánh thay thế bánh phở) với thịt lợn, cà rốt xay nhuyễn sẽ cung cấp cho bé 1-2 tuổi khoảng 200 calo.
Để bé có được sự phát triển răng miệng khỏe mạnh, rất cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo; đặc biệt thực đơn luôn thay đổi sẽ giúp bé thích thú với việc ăn hơn. Đây sẽ là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho bé yêu trong thời kỳ mọc răng.
>> KHÁM PHÁ: SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO BÉ ĐÚNG CÁCH
(CÙNG TÌM HIỂU THÔNG TIN VÀ NHẬN NHIỀU PHẦN QUÀ THÚ VỊ – Bấm vào nút “Khám phá”)
KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)
➡ 1. Làm trắc nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé
➡ 2. Gửi câu hỏi cho chuyên gia
➡ 3. Cách chăm sóc giúp bé mau khỏi ốm
➡ 4. Các nghiên cứu về hiệu quả và an toàn của Imunoglukan trên trẻ nhỏ