30% trẻ kháng kháng sinh: Con số đáng báo động từ Viện Nhi Trung Ương

Theo WHO, kháng kháng sinh là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe nhân loại. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh chưa có hiểu biết về “kháng kháng sinh ở trẻ em” gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Thực trạng sử dụng kháng sinh ở trẻ

Theo Viện Nhi Trung ương và báo cáo mới nhất của Trường ĐH Dược Hà Nội cho thấy, Việt Nam có số lượng người bệnh sử dụng kháng sinh cao gấp 5 lần so với người bệnh các nước châu Âu. Trong khi một số quốc gia vẫn dùng kháng sinh thế hệ 1 của thuốc thì ở nước ta đã phải sử dụng tới kháng sinh thế hệ 2 và thế hệ 3. Điều này cho thấy tình trạng kháng thuốc tại nước ta đang bùng lên rất mạnh. Rất nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em phải nằm thở máy vì cơ thể đã nhờn thuốc kháng sinh. “Khám sàng lọc bệnh nhi nhập viện được cấy phân thì có tới 30% các em có vi khuẩn kháng kháng sinh trong phân”, PGS.TS Trần Minh Điển – PGĐ Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ.

Một con số khiến ai cũng giật mình về tỷ lệ kháng sinh được bán ra mà không cần bác sĩ kê đơn. Tại thành thị, tỷ lệ này chiếm đến 88% và tại nông thôn tỷ lệ này còn cao hơn, chiếm hơn 91%.

Từ những con số trên, có thể thấy: “Kháng kháng sinh không chỉ còn là vấn đề của người lớn mà đang trở thành một hiểm họa vô cùng nghiêm trọng đối với con trẻ”.

3 nguyên nhân chính gây gia tăng tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ

Các bậc phụ huynh chưa có ý thức dùng kháng sinh đúng cách cho con

Các bậc cha mẹ hãy tự hỏi: “Trong những lần con đau ốm, có bao nhiêu lần bạn đưa con tới khám bệnh và tuân thủ điều trị?” Nếu số lần càng ít thì bạn đã hiểu nguyên nhân tại sao mãi con không khỏi ốm dù vẫn uống thuốc tự mua như mọi lần.

Kháng sinh thường được kê theo đợt từ 7-10 ngày hoặc có bệnh phải dùng dài ngày hơn. Thế nhưng, tới ngày thứ 4, thứ 5 dùng thuốc, nhiều mẹ thấy con đỡ là đã thôi không cho dùng. Mẹ nên biết, tuy các triệu chứng đã được cải thiện nhưng vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết. Tùy ý dừng thuốc cho con là đang tạo cơ hội cho vi khuẩn còn sống đột biến, tạo gen kháng kháng sinh.

Tốc độ sản xuất kháng sinh mới bị chững lại

Nhiều tổ chức đã rút khỏi công cuộc nghiên cứu kháng sinh mới vì mảng này không đem lại lợi nhuận. Điều này khiến tốc độ sản xuất kháng sinh mới chững lại. 20 năm gần đây, thế giới chưa có thêm bất kỳ loại kháng sinh nào cả. Trong khi, hành vi sử dụng kháng sinh bừa bãi khiến vi khuẩn ngày càng tiến hóa, đòi hỏi phải có kháng sinh thế hệ mới. Có thể nói, nhân loại đang thua trong công cuộc chạy đua với vi khuẩn.

Tình trạng bán kháng sinh tràn lan chưa được kiểm soát

Các hiệu thuốc thường tự ý kê đơn thuốc kháng sinh để bán. Điều này có thể xuất phát từ hai nguyên nhân. Một là các mẹ muốn mua kháng sinh để cho con nhanh khỏi, không đưa con đi khám. Hai là do hiệu thuốc ham lợi nhuận mà bán kháng sinh tràn lan. Bởi vì, lợi nhuận do bán kháng sinh chiếm tới 30% tổng lợi nhuận thu được hàng tháng. Thực trạng mua và bán như vậy ngày càng đẩy tình trạng kháng kháng sinh lên mức báo động.

Mẹ phải làm gì để phòng tránh kháng kháng sinh ở trẻ?

Ông bà ta thường bảo: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Thay vì chờ con ốm rồi băn khoăn xem có nên dùng kháng sinh hay không, phòng bệnh là việc mẹ cần ưu tiên thực hiện. Vậy phòng bệnh như thế nào là khoa học và hiệu quả đây?

Chắc hẳn, mẹ nào cũng nắm được các biện pháp phòng bệnh cơ bản như: Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch, chế độ dinh dưỡng khoa học, khuyến khích trẻ vận động ngoài trời,… Qua những con số báo động cùng với 3 nguyên nhân được phân tích ở trên, mẹ phải cẩn trọng khi dùng thuốc cho trẻ. Nên đưa trẻ đi khám và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc, nhất là kháng sinh cho con.

Ngoài ra, trẻ cần được tăng cường sức đề kháng một cách chủ động. Theo các nghiên cứu của nhãn hàng Imunoglukan, chất tăng cường đề kháng mạnh nhất hiện này là Beta (1.3/1.6) – D – Glucan. Nấm sò là loài có chứa hàm lượng chất này cao nhất. Beta (1.3/1.6) – D – Glucan  trong nấm sò được chiết xuất tinh khiết với hàm lượng cao, tạo ra sản phẩm Imunoglukan. Các nghiên cứu lâm sàng tại Slovakia, Cộng hòa Séc và Tây Ban Nha đã chứng minh, trẻ sử dụng Imunoglukan làm giảm tới 50% tỷ lệ tái phát các bệnh lý đường hô hấp (top 2 bệnh lý thường gặp ở trẻ – theo WHO). Sản phẩm có nguồn gốc từ châu Âu và được tin dùng tại hơn 30 quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Đức.

Mỗi năm mẹ nên chủ động tăng cường sức đề kháng cho trẻ ít nhất 2 đợt, mỗi đợt tối thiểu 3-4 tháng giúp tăng khả năng phòng bệnh.

Tác giả: Hoài Anh

Nguồn tham khảo:

  1. Bệnh viện Nhi Trung Ương

http://benhviennhitrunguong.org.vn/bao-dong-tinh-trang-khang-thuoc.html

  1. Bệnh viện Nhi Trung Ương

http://benhviennhitrunguong.org.vn/pgs-ts-tran-minh-dien-cha-me-hai-con-vi-thoi-quen-dung-khang-sinh-vo-toi-va.html

  1. World Health Organization

https://www.who.int/vietnam/health-topics/antimicrobial-resistance