Tư vấn cách tăng cường miễn dịch – Hạn chế sử dụng kháng sinh
“Không hành động hôm nay ngày mai không thuốc chữa” là khẩu hiệu mà Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các nước cùng chung tay phòng chống kháng thuốc, trong đó có Việt Nam. Cùng với chương trình hành động của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng, mỗi người dân Việt Nam, mỗi bậc cha mẹ đều có thể chung tay để đóng góp một phần hữu ích để phòng chống kháng thuốc vì thế hệ tương lai.
Hiện nay, kháng thuốc đang là vấn đề toàn cầu với hàng trăm ngàn người chết mỗi năm và hàng trăm tỷ USD đã phải chi ra cho kháng thuốc. Kháng kháng sinh trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị bệnh nhiễm khuẩn trong tương lai. Tại Việt Nam, vấn đề này thực sự đáng báo động vì chúng ta đang đứng tốp đầu trong các nước có tỷ lệ kháng thuốc cao nhất. Nguyên nhân tình trạng kháng thuốc tại Việt Nam chủ yếu là do sử dụng kháng sinh không đúng, thậm chí bừa bãi, thiếu kiểm soát, nhận thức- trách nhiệm về kháng kháng sinh trong cộng đồng và nhiều cán bộ y tế còn thấp.
Sử dụng kháng sinh bất hợp lý
Theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn 88% (thành thị) và 91% (nông thôn). Mua kháng sinh để điều trị ho 31,6% (thành thị) và sốt 21,7% (nông thôn). Ba loại kháng sinh được bán nhiều nhất là ampicillin/amoxicillin (29.1%), cephalexin (12.2%) và azithromycin (7.3%). Người dân thường yêu cầu được bán kháng sinh mà không có đơn 49,7% (thành thị) và 28,2% (nông thôn). Bên cạnh đó, trình độ cán bộ y tế, trang thiết bị của một số cơ sở y tế, đặc biệt ở các tuyến dưới, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, chưa có điều kiện, khả năng làm kháng sinh đồ nên người bệnh không được sử dụng kháng sinh hợp lý.
Lạm dụng kháng sinh ở trẻ em
Do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng yếu, trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp. Vì vậy trẻ cũng rất dễ bị lạm dụng hay sử dụng kháng sinh quá nhiều hơn mức cần thiết. Trên thực tế, có đến 9 trên 10 bệnh nhân nhi viêm nhiễm đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, sốt, ho … được bác sĩ kê đơn hoặc nhân viên y tế tư vấn sử dụng kháng sinh. Hơn nữa, rất nhiều kháng sinh phổ rộng, kháng sinh mới, kháng sinh thế hệ 3,4 được sử dụng để điều trị những bệnh nhiễm trùng nhẹ cho trẻ mà đáng lẽ ra những kháng sinh này là nguồn thuốc quý cần được dữ trữ, sử dụng tiết kiệm cho những trường hợp trẻ bị nhiễm trùng nặng, nhiễm vi khuẩn đã kháng các loại kháng sinh thông thường.
Mặt khác, nhiều cha mẹ có tâm lý muốn dùng kháng sinh mạnh, kháng sinh “tốt” cho con để nhanh chóng cắt đứt căn bệnh cho trẻ. Hoặc một số cha mẹ tự cho là con mình đã bị “lờn” thuốc và cần phải sử dụng một loại kháng sinh khác để chữa dứt điểm tình trạng ốm đi ốm lại, chữa mãi không khỏi của trẻ. Những cách sử dụng lạm dụng như thế này đang làm vi khuẩn kháng thuốc có điều kiện phát triển tốt trong cơ thể trẻ, sau đó nhân lên và lây truyền gây là tình trạng nhiễm trùng không có thuốc chữa.
Hệ quả của việc lạm dụng thuốc kháng sinh ở trẻ em rất nặng nề. Trong tương lai, trẻ có thể tử vong vì nhiễm một loại vi khuẩn siêu kháng thuốc. Hoặc thông thường là trẻ “lờn” thuốc, nhiễm khuẩn tái phát thường xuyên, kéo dài thời gian điều trị, thời gian nằm viện. Các bậc cha mẹ vừa tốn kém công sức, tiền bạc và luôn phải lo lắng cho sức khỏe của con.
Giải pháp hạn chế sử dụng kháng sinh cho trẻ, góp phần phòng chống kháng thuốc
Ngoài việc sử dụng kháng sinh đúng và hợp lý theo chỉ định của bác sĩ, phòng bệnh nhiễm khuẩn hiệu quả là biện pháp quan trọng để hạn chế việc phải sử dụng kháng sinh, từ đó hạn chế kháng thuốc. Để phòng bệnh nhiễm khuẩn cho trẻ, cha mẹ nên chú ý tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo chương trình tiêm chủng quốc gia. Đồng thời tạo thói quen chăm sóc vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi trẻ trở về từ các nơi công cộng, lớp học, bệnh viện v.v…
Đối với những trẻ đề kháng kém, thường xuyên ốm vặt, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng … cần chú ý tích cực tăng cường miễn dịch để phòng bệnh toàn diện cho trẻ. Để có hệ miễn dịch khỏe, trẻ cần được tăng cường miễn dịch thường xuyên bằng các biện pháp gián tiếp và trực tiếp.
Các biện pháp gián tiếp như bổ sung dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ, cho trẻ vận động thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, tốt nhất là vận động ngoài trời nơi không khí trong lành.
Các biện pháp trực tiếp như bổ sung chất tăng cường miễn dịch beta (1.3/1.6) D glukan thuộc nhóm betaglucan. Chất tăng cường miễn dịch này có tác dụng kích hoạt trực tiếp, làm tăng cường hoạt động chức năng của tế bào miễn dịch và kháng thể miễn dịch, từ đó giúp hệ thống miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. Trẻ có thể vượt qua bệnh nhiễm trùng thông thường mà không cần sự “trợ giúp” của kháng sinh hay không bị tái nhiễm bệnh lần sau.
Chứa beta (1.3/1.6)-D-Glucan hàm lượng cao chiết xuất từ nấm sò (Tên khoa học: Pleurotus ostreatus) dạng siro, được bào chế và sản xuất trên công nghệ hiện đại ở Châu Âu, Imunoglukan® chính là giải pháp giúp tăng cường miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh hiệu quả cho trẻ em. Imunoglukan® giúp trẻ giảm tỷ lệ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hiệu quả, kể cả trẻ có tiền sử dụng kháng sinh thường xuyên để trị viêm đường hô hấp, giúp trẻ hạn chế việc phải sử dụng kháng sinh. Imunoglukan được chứng minh lâm sàng về hiệu quả, an toàn trên trẻ nhỏ và đã được tin dùng tại hơn 30 quốc gia trên thế giới.
Nghiên cứu mở đa trung tâm của nhóm các nhà khoa học J. Sapena Grau1, L. Picó Sirvent , M. Morera Inglés, M. Rivero Urgell trên những bệnh nhân từ 20 phòng khám nhi khoa khác nhau ở các thành phố Alicante, Barcelona và Valencia cho thấy tần suất nhiễm trùng đường hô hấp tái phát giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước sau khi trẻ được bổ sung hàng ngày β -glucans từ Pleurotus ostreatus (10mg/ml) và vitamin C (10mg/ml) với liều 1ml/5 kg cân nặng trong 3 tháng liên tục (Công thức cho IMUNOGLUKAN® bởi PLEURAN) . Quan sát được thực hiện trong vòng 6 tháng ghi nhận cả số lượng và loại nhiễm trùng đường hô hấp mà bệnh nhi gặp phải. Tất cả các cháu bé được quan sát đều không dùng bất kỳ kháng sinh, corticoid hoặc thuốc nào trước 15 ngày tiến hành nghiên cứu, mặc dù trong năm trước đó các cháu bé này thường xuyên sử dụng chủ yếu là kháng sinh, corticoid và một số thuốc khác để điều trị nhiễm trùng hô hấp.
Dữ liệu tổng hợp từ 151 trẻ cho thấy:
Giảm đáng kể số lần nhiễm trùng đường hô hấp trung bình của trẻ (4.27 ± 2.21 lần so với trước đây là 8.88 ± 3.35 lần; p <0.001)
Tần suất tới khám bệnh viện và phải dùng thuốc giảm so với cùng kỳ năm trước, tỉ lệ nghỉ học do bị ốm cũng ít gặp hơn so với năm trước. Mỗi loại RTIs (Resperatory tract infections – viêm tai giữa, cảm lạnh thông thường, viêm họng, viêm thanh quản Và viêm phế quản) cho thấy có sự giảm đáng kể cả về thời gian và số lượng. 90,7% trường hợp báo cáo Khả năng dung nạp tốt hoặc rất tốt (không có phản ứng phụ) và mức độ hài lòng cao được báo cáo ở 85,7% phụ huynh.
>> KHÁM PHÁ: SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO BÉ ĐÚNG CÁCH
(CÙNG TÌM HIỂU THÔNG TIN VÀ NHẬN NHIỀU PHẦN QUÀ THÚ VỊ – Bấm vào nút “Khám phá”)
KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)
➡ 1. Làm trắc nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé
➡ 2. Gửi câu hỏi cho chuyên gia
➡ 3. Cách chăm sóc giúp bé mau khỏi ốm
➡ 4. Các nghiên cứu về hiệu quả và an toàn của Imunoglukan trên trẻ nhỏ