Phương pháp chăm sóc đúng cách giúp bé mau khỏi ốm!

mh

Đứa con là tài sản vô giá của cha mẹ,chúng ta chăm sóc những đứa con của mình rất chu đáo mỗi ngày nhưng không thể tránh được việc các bé bị ốm. Vì ốm là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ vì hệ kháng sinh của trẻ nhỏ yếu hơn so với người trưởng thành. Con ốm chắc hẳn là điều mà các bậc phụ huynh rất ái ngại, lo lắng nhưng việc chăm con ốm đúng cách không phải cha mẹ nào cũng biết.

Làm thế nào để chăm con đúng cách khi con bạn bị ốm? Dưới đây là cách chăm sóc trẻ bị ốm đúng cách tại nhà mà tất cả các bậc cha mẹ nên biết.

Uống nhiều chất lỏng

Bạn không thể chữa cảm lạnh hay cảm cúm cho con nhưng có thể điều trị các triệu chứng của bệnh. Những điều cơ bản giúp trẻ mau khỏe bao gồm nghỉ ngơi tốt và nạp nhiều chất lỏng. Hãy cho con uống nhiều nước, sữa tươi hay sữa công thức để cung cấp đủ nước cho bé. Bạn cũng có thể cho con dùng trái cây đông lạnh, kem và thạch hoa quả. Đừng quên súp gà rất tốt cho người ốm, kể cả trẻ.

imunoglukan- súp gà

Uống Oresol đúng cách

Nhiều mẹ hay chia nhỏ gói oresol, pha nước ít, uống thành nhiều lần. Đây chính là sai lầm chết người mẹ nên đặc biệt tránh xa. Nhiều trẻ bị tiêu chảy sau khi uống oresol dạng này phải đối diện với nguy cơ ngộ độc và nhiều rủi ro nguy hiểm khác liên quan đến tính mạng. Mẹ cho bé uống đúng cách như sau: 

-Pha đúng tỉ lệ in trên hướng dẫn sử dụng ở bao bì. Thông thường, mỗi gói oresol phải pha đúng với 1 lít nước.
-Pha nguyên gói cho mỗi lần sử dụng, dù bé có thể không uống hết. Không chia nửa gói, sau đó tiết kiệm để dành. Vi khuẩn rất dễ xâm nhập.
-Dùng nước đun sôi để nguội pha với oresol. Tuyệt đối không dùng nước khoáng, nước đóng chai, vì cái ion im loại trong loại nước này sẽ làm mất cân bằng điện giải của oresol.
-Mẹ phải đảm bảo bột oresol được khuấy tan hẳn trước khi cho bé uống. Nếu bé uống không hết, trong vòng 24 giờ, mẹ nên đổ đi, pha gói mới.
-Dung dịch oresol với trẻ nhỏ khá khó uống. Vì vậy, đừng ép bé uống quá nhiều một lúc. Thay vào đó, cho bé uống từng ít một để tránh nôn trớ, làm bệnh càng trầm trọng hơn.
-Không thêm muối, đường hay bất cứ chất làm ngọt, tạo hương vị nào khác vào dung dịch oresol pha cho bé uống

Nghỉ ngơi thật nhiều

Nghỉ ngơi giúp trẻ nhanh hồi phục. Vì vậy tốt nhất nên cho con nghỉ học và không đến những sự kiện đông đúc, nhất là khi bé bị sốt. Bé ở nhà cũng giúp ngăn sự lây lan vi khuẩn, virus. Để giải trí, có thể cho bé xem tạp chí, sách hay xem phim. Bé có thể quay lại trường học và hoạt động như cũ khi hết sốt và cảm thấy khỏe.

Làm dịu tình trạng đau họng

Hãy nghĩ về giải pháp nóng và lạnh cho việc làm dịu cổ họng đau rát. Sinh tố, đồ uống lạnh và kem sẽ làm tê cổ họng bé trong khi nhấm nháp chút súp ấm hay tách trà táo làm dịu họng. Nếu trên 8 tuổi, bé có thể cảm thấy khá hơn sau khi súc miệng với nước muối ấm hai lần một ngày. Thuốc xịt và viên ngậm thường không mấy tác dụng với tình trạng này.

Chữa ngạt mũi, chảy nước mũi

thuoc-nho-mui

Nếu con bạn bị chảy nước mũi, có thể dùng dụng cụ hút mũi kiểu bóp bóng bằng cao su. Nhỏ 3 giọt nước ấm hay nước muối vào mỗi lỗ mũi để làm mềm chất nhầy và đợi một phút trước khi hút nó ra ngoài. Nâng đầu bé cao hơn 8-10 cm để giúp bé dễ thở hơn. Máy tạo độ ẩm phun sương mát hay bình bay hơi có thể giúp thông ngạt. Nếu mũi bé đỏ do xì hay lau mũi quá nhiều, hãy bôi một chút vaseline lên vùng da gần mũi bé.

Giảm sốt

Sốt không gây hại cho trẻ nhưng nó có thể khiến bé khó chịu. Nếu bé sốt, nên cho bé mặc đồ thoáng, mỏng và ở trong phòng mát mẻ. Đặt một chiếc khăn mát lên trán và cổ bé. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho trẻ dưới hai tuổi và cần tuân theo chỉ dẫn.

Hạn chế cơn ho

Ho có cần điều trị hay không? Điều đó tùy thuộc vào độ tuổi của bé và mức độ ảnh hưởng của những cơn ho tới trẻ. Một số trẻ bị ho vẫn có thể ngủ ngon và vui chơi tốt.

Tình trạng ho khan dai dẳng thường khiến bé khó chịu và làm đứt quãng giấc ngủ của trẻ thì cần lưu ý. Với trẻ từ 3 tháng tới một tuổi, cho bé uống một số dung dịch nước ép táo, nước chanh,… Mật ong có thể giúp làm dịu cơn ho đêm nhưng chỉ nên dùng cho bé trên một tuổi. Bạn có thể cho trẻ 6 tuổi trở nên ngậm viên giảm ho hoặc kẹo cứng. Còn cách gì khác không? Cho bé hít thở hơi ẩm, ấm trong phòng xả vòi sen nước nóng hay đặt một máy tạo ẩm trong phòng trẻ.

Tăng sức đề kháng cho trẻ

Việc khó hơn là làm sao tăng sức đề kháng của em bé lên. Đầu tiên là phải ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, gồm cả vi chất. Tăng cường rau quả, nấm, sữa chua, cam quýt,…

Ngoài ra, trên TV quảng cáo rất nhiều sản phẩm tăng cường miễn dịch, tiêu biểu là siro Imunoglukan. Mẹ có thể mua sản phẩm ở các nhà thuốc, sử dụng để hỗ trợ giúp bé mau khỏi ốm hơn, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cũng như giúp giảm triệu chứng bệnh vào thời điểm giao mùa.

Dựa trên các nghiên cứu và các bằng chứng khoa học thì khi sử dụng Imunoglukan, sức đề kháng của trẻ tăng lên và góp phần làm giảm nguy cơ mắc các cơn cấp của viêm phế quản và viêm phổi, ngoài ra còn làm giảm tần suất và triệu chứng của bệnh khi mắc phải cũng như phòng ngừa các bệnh khác ở trẻ như ốm vặt, ho cảm sổ mũi,… Nên chủ động cho bé sử dụng sớm trước các thời kỳ nguy cơ để phòng bệnh hiệu quả.

>>> KHÁM PHÁ: CÁCH PHÒNG BỆNH KHI BÉ ĐI NHÀ TRẺ & ĐĂNG KÝ NHẬN VOUCHER MIỄN PHÍ

imunoglukan be di nha tre

 

Phân biệt trẻ bị cảm cúm hay cảm lạnh

Thật khó để phân biệt sự khác biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm. Nhìn chung, trẻ sẽ cảm thấy mệt hơn khi bị cảm cúm và bé có thể chuyển từ trạng thái khỏe sang mệt nhanh chóng. Bé có thể trở nên kiệt sức và thấy ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và sốt cao. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn nghĩ con bị cảm cúm. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp bé nhanh hồi phục hơn.

Vấn đề về tiêu hóa

Trẻ bị cúm có thể khó chịu trong dạ dày, nôn và tiêu chảy. Khi đó bé sẽ mất nước, vì vậy hãy cho con bù nước bằng cách cho bé uống từng chút một nước điện giải hay mút một que kem. Trẻ bị tiêu chảy mà không mất nhiều ước hay nôn có thể ăn uống bình thường. Nên cho bé ăn thành các bữa nhỏ và nấu loãng hơn. Nước bù chất điện giải là giải pháp hữu hiệu cho các trường hợp này. Trà gừng, nước trái cây và nước uống tăng lực dùng trong thể thao có thể làm tình trạng tiêu chảy tệ thêm.

Cho bé ăn thực phẩm mềm

Hãy đảm bảo cho bé ăn khi con đói. Thực phẩm mềm dễ nuốt và hấp dẫn hơn với bé đang ốm. Thử cho bé ăn các món như súp táo, cháo yến mạch, khoai tây nghiền và sữa chua.

Cẩn trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ

su-dung-thuoc-khang-sinh-hop-li1

Các cách chữa tại gia rất hữu ích để chữa cảm lạnh và cảm cúm vì hầu hết các thuốc chữa cảm đều không tốt cho trẻ dưới 4 tuổi. Bạn không nên sử dụng các thuốc này, ngay cả khi chúng ghi trên nhãn là thuốc dành cho trẻ em. Với trẻ 4 tuổi trở lên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc dùng cho con và đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng. Đừng bao giờ cho trẻ uống thuốc của người lớn hay dùng aspirin để điều trị các triệu chứng cảm lạnh hoặc dùng hơn một loại thuốc có các thành phần tương tự.

Hãy tin vào linh tính của bạn

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng hay các triệu chứng của con xấu đi. Hãy cẩn trọng trước các dấu hiệu như: đau ngực, đau bụng, thở dốc, đau dầu, mệt mỏi bất thường hay tình trạng đau họng hoặc mặt nặng thêm. Cần hỏi bác sĩ nếu con bạn sốt cao, từ 39,5 độ C trở lên hay sốt 38,3 độ C trở lên kéo dài hơn một ngày. Nếu con bạn gặp vấn đề khi nuốt, ho ra nhiều đờm hay sưng hạch hoặc bị đau tai, hãy đưa bé đi khám ngay.

THÔNG TIN THAM KHẢO KHÁC DÀNH CHO MẸ:

>> KHÁM PHÁ: SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO BÉ ĐÚNG CÁCH

(CÙNG TÌM HIỂU THÔNG TIN VÀ NHẬN NHIỀU PHẦN QUÀ THÚ VỊ – Bấm vào nút “Khám phá”)

KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)

1. Làm trắc nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé

 2. Gửi câu hỏi cho chuyên gia 

 3. Cách chăm sóc giúp bé mau khỏi ốm

4. Các nghiên cứu về hiệu quả và an toàn của Imunoglukan trên trẻ nhỏ

 5. Tham gia “CỘNG ĐỒNG NUÔI CON KHÔNG KHÁNG SINH”