Bệnh thường gặp khi bé đi nhà trẻ

Tháng 9 khai trường cũng trùng mùa nắng mưa thất thường, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Hệ miễn dịch ở trẻ chưa hoàn thiện nên không kịp thích ứng, dễ mắc nhiều bệnh, nhất là bệnh cảm cúm, viêm họng, bệnh hô hấp… Mẹ hãy tham khảo đặc điểm 4 bệnh thường gặp ở trẻ mùa này cũng như cách phòng bệnh hiệu quả cho bé yêu nhé.

Cuộc thi ảnh - Bé khỏe mạnh tới trường1

1. CẢM CÚM, CẢM LẠNH
Trẻ bị dính mưa hoặc không giữ ấm cho cơ thể, không giữ vệ sinh sạch sẽ… là hoàn toàn có thể bị cảm cúm, cảm lạnh. Có thể nói cảm cúm, cảm lạnh là bệnh trẻ hay mắc phải trong thời tiết mùa mưa.
– Biểu hiện lâm sàng: Đau đầu, đau người, sốt, ho và mệt mỏi. Bệnh này có thể tự khỏi nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý tránh để trẻ sốt quá lâu vì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, bao gồm viêm phổi do vi khuẩn và suy nội tạng…
– Điều trị: Để tránh trẻ mắc bệnh mùa này, nhất là những trẻ nhỏ, cha mẹ cần giữ cho trẻ luôn sạch sẽ, khô ráo, lau người ngay khi trẻ ra mồ hôi để tránh nhiễm lạnh… và nên tắm cho trẻ với loại xà phòng hoặc sữa tắm trẻ em có tính sát khuẩn nhẹ hàng ngày để giúp trẻ tránh nhiễm phải các vi khuẩn gây bệnh.

2. VIÊM HỌNG CẤP
Vào mùa mưa, nồm, nền nhiệt ẩm thấp và thường có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ nên nhiều trẻ bị viêm họng cấp.
– Biểu hiện lâm sàng: Sốt cao 39-40°C, kèm theo nuốt đau, rát họng, khàn tiếng có thể kèm theo các triệu chứng khác như: Chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau…
– Điều trị: Giữ ấm cho con, nhất vùng họng, cổ thực hiện tốt chế độ dưỡng tốt phù hợp lứa tuổi của con.

3. SỐT SIÊU VI
Sức đề kháng của trẻ chưa cao nên gặp phải thời điểm virus sinh sôi, phát tán nhanh trong mùa mưa, trẻ rất dễ bị sốt siêu vi.
– Biểu hiện lâm sàng: Sốt cao 39-40 độ C kèm theo mệt mỏi, đau cơ, đau họng, chán ăn, quấy khóc…
– Điều trị: Hạ sốt kịp thời cho trẻ. Ở trẻ nhỏ, khi sốt cao nếu không được hạ sốt kịp thời có thể dẫn đến co giật, suy hô hấp, thiếu ôxy não, làm suy giảm trí tuệ hay nặng hơn là để lại di chứng nặng nề về não. Vì thế, khi trẻ bị sốt siêu vi mà dùng thuốc hạ sốt không giảm thì cần đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra.

4. VIÊM PHẾ QUẢN
– Biểu hiện lâm sàng: Khi mắc bệnh, các nang phế quản nhỏ bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp, thậm chí tắc nghẽn.
– Triệu chứng thường gặp nhất là trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt cao. Ho ngày càng nhiều, thở khó, thở rít. Trường hợp nặng thì tím tái, lồng ngực bị rút lõm, cơn thở bị co kéo khó khăn, thậm chí ngừng thở. Bệnh có triệu chứng tương tự hen suyễn. Thông thường, bệnh sẽ kéo dài trong 1-2 tuần, nếu được chăm sóc tốt sẽ khỏi hẳn. Nếu không, bệnh sẽ kéo dài trong nhiều tuần liền.
– Điều trị: Khi thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, bú kém, tím tái; có biến chứng (suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi…); có yếu tố nguy cơ trên nên đưa trẻ đến bệnh viện sớm.
Với các trường hợp nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà bằng việc cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cụ thể như cho trẻ uống nhiều nước, làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn. Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý, sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ trở thành bệnh hen sau này.
———————–
CÁCH PHÒNG BỆNH CHO BÉ:
Theo các chuyên gia y tế, để bảo con không bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp trong mùa mưa các mẹ lưu ý:
– Tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung các thực phẩm như sữa chua, ngũ cốc, rau xanh đậm
– Tăng cường miễn dịch trực tiếp bằng siro Imunoglukan. Nhập khẩu từ Châu Âu, siro Imunoglukan có bán tại các hiệu thuốc và được số đông các mẹ hiện đại ngày nay tin dùng.
– Tránh cho trẻ bị ướt mưa, giữ ấm cho trẻ, nhưng không được quấn trẻ quá nhiều làm trẻ khó chịu, tăng thân nhiệt đối với những trẻ sơ sinh.
– Rửa tay cho trẻ với xà phòng trước khi ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh…
– Giữ cho nhà ở luôn khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, luôn cho trẻ ngủ mùng kể cả ban ngày để phòng tránh muỗi đốt.
– Cho trẻ ăn uống đầy đủ các loại chất dinh dưỡng, chọn thức ăn trẻ thích và chia nhỏ các bữa ăn. Nên cho trẻ uống nhiều nước, khuyến khích cho uống nước cam, nước chanh tươi, chanh muối, nước dừa vì những loại nước này ngoài việc bù nước cho trẻ còn bù một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể giúp thành mạch máu bền vững giảm bớt tình trạng xuất huyết trong cơ thể.
– Nên tiêm phòng vắc xin cho trẻ đầy đủ phòng tránh các bệnh liên quan.
– Khi trẻ có các biểu hiện bất thường như ho, khò khè, sốt, nôn ói, chảy máu mũi, bú kém… cần đưa đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>> KHÁM PHÁ: SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO BÉ ĐÚNG CÁCH

(CÙNG TÌM HIỂU THÔNG TIN VÀ NHẬN NHIỀU PHẦN QUÀ THÚ VỊ – Bấm vào nút “Khám phá”)

KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)

1. Làm trắc nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé

 2. Gửi câu hỏi cho chuyên gia 

 3. Cách chăm sóc giúp bé mau khỏi ốm

4. Các nghiên cứu về hiệu quả và an toàn của Imunoglukan trên trẻ nhỏ

 5. Tham gia “CỘNG ĐỒNG NUÔI CON KHÔNG KHÁNG SINH”