Thực đơn mẫu cho bé ăn dặm (từ 6 tháng – 5 tuổi)
Chế độ ăn đủ chất, phù hợp lứa tuổi sẽ giúp bé khỏe mạnh, chóng lớn. Mẹ hãy tham khảo cách nấu cũng như thực đơn ăn bổ sung (ăn dặm) cho bé từ 6 tháng đến 5 tuổi được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn sau đây, để áp dụng ngay cho bé yêu nhé:
1. GIAI ĐOẠN BÉ 6-7 THÁNG TUỔI
Giai đoạn này trẻ vẫn bú mẹ là chính, ngoài ra cho trẻ ăn thêm 1 – 2 bữa bột loãng đặc dần lên và nước quả.
Lượng chất đạm của trẻ trong 1 ngày như sau: 20 – 30g thịt (cá, tôm) khoảng 2 -3 thìa cà phê băm nhỏ chia 2 bữa, nếu ăn trứng: ½ lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng chim cút.
Nấu bột:
Bột gạo: 2 thìa cà phê (10g bột).
Lòng đỏ trứng gà: ½ quả hoặc thay thế bằng 2 thìa cà phê thịt, tôm, cá (giã nhuyễn/ băm nhỏ ăn cả cái).
10g rau xanh (1 thìa cà phê bột rau giã nhỏ) cho rau khi bột đã chín đun sôi nhấc ra ngay.
Dầu ăn hoặc mỡ: ½ – 1 thìa cà phê (thìa 5ml).
2. GIAI ĐOẠN BÉ 8-9 THÁNG TUỔI
Giai đoạn này vẫn cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, ngoài ra cho trẻ ăn thêm 2 – 3 bữa bột đặc (10%) + nước quả hoặc hoa quả nghiền.
Lượng chất đạm cho trẻ ăn trong 1 ngày: 80 – 100g thịt hoặc cá, tôm hoặc 200g đậu phụ trong 1 ngày chia 3 – 4 bữa (nếu cho trẻ ăn cả thịt, cá, tôm thì mỗi thứ chỉ cần 25 – 30g/ bữa), hoặc 1 lòng đỏ trứng gà/ bữa. Một tuần cho trẻ ăn từ 3 – 4 lòng đỏ trứng.
Nấu bột:
Bột gạo: 4 – 5 thìa cà phê (20 – 25g bột).
Lòng đỏ trứng gà: 1 quả hoặc thay thế bằng 3 thìa cà phê thịt, tôm, cá (giã nhuyễn/ băm nhỏ ăn cả cái).
20g rau xanh (2 thìa cà phê bột rau giã nhỏ) cho rau khi bột đã chín đun sôi nhấc ra ngay.
Dầu ăn hoặc mỡ: 1 – 2 thìa cà phê (thìa 5ml).
*: Cam: 50 – 100g (nửa quả) và đường kính 5g (1 thìa cà phê)
Chú ý: từ 19 giờ đến sáng hôm sau cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu.
3. GIAI ĐOẠN BÉ 10-12 THÁNG TUỔI
Giai đoạn này trẻ vẫn tiếp tục bú mẹ theo nhu cầu cộng thêm cho trẻ ăn từ 3 – 4 bữa bột đặc (15%) + hoa quả nghiền.
Lượng chất đạm cho trẻ ăn trong 1 ngày: 80 – 100g thịt hoặc cá, tôm hoặc 200g đậu phụ trong 1 ngày chia 3 – 4 bữa (nếu cho trẻ ăn cả thịt, cá, tôm thì mỗi thứ chỉ cần 25 – 30g/ bữa), hoặc 1 lòng đỏ trứng gà/ bữa. Một tuần cho trẻ ăn từ 3 – 4 lòng đỏ trứng.
Nấu bột:
Bột gạo: 4 – 5 thìa cà phê (20 – 25g bột).
Lòng đỏ trứng gà:1 quả hoặc thay thế bằng 3 thìa cà phê thịt, tôm, cá (giã nhuyễn/ băm nhỏ ăn cả cái).
20g rau xanh (2 thìa cà phê bột rau giã nhỏ) cho rau khi bột đã chín đun sôi nhấc ra ngay.
Dầu ăn hoặc mỡ: 1 – 2 thìa cà phê (thìa 5ml).
*: Cam: 50 – 100g (nửa quả) và đường kính 5g (1 thìa cà phê)
Chú ý: từ 19 giờ đến sáng hôm sau cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu.
4. GIAI ĐOẠN BÉ 1-2 TUỔI
Lứa tuổi này trẻ bắt đầu chuyển sang ăn cháo, trẻ vẫn cần được bú mẹ hoặc ăn sữa bột công thức hoặc ăn sữa bò tươi, sữa đậu nành…
Số bữa ăn trong 1 ngày: 5 bữa
Lượng thực phẩm cần thiết trong ngày:
Gạo: 100 – 120g
Thịt (cá, tôm): 80 – 100g, một tuần có thể ăn từ 3 – 4 quả trứng cả lòn trắng.
Sữa: 500ml nếu không được bú mẹ.
Dầu (mỡ): 20 – 30g
Rau xanh: 50 – 80g.
Quả chín: 100 – 150g.
Cách chế biến: có thể nấu một nồi cháo trắng nhừ, mỗi bữa múc một bát vào xoong con rồi cho thêm thịt hoặc cá, tôm, trứng….và rau xanh, dầu/ mỡ để thay đổi bữa ăn trong từng ngày cho trẻ tạo cảm giác ngon miệng giúp trẻ ăn được nhiều
5. GIAI ĐOẠN BÉ 2-3 TUỔI
Thời kỳ này trẻ vẫn cần được ăn 4 – 5 bữa/ ngày, ngoài cháo/ súp/ mì trẻ có thể ăn được cơm nát, vẫn duy trì lượng sữa từ 400 – 500ml/ ngày. Thức ăn vẫn cần được băm hoặc xay nhỏ.
Lượng thực phẩm cần thiết trong ngày:
- Gạo: 120 – 150g.
- Thịt (cá, tôm): 100 – 120g, một tuần có thể ăn từ 3 – 4 quả trứng gà cả lòng trứng.
- Bú mẹ hoặc sữa: 400 – 500ml.
- Dầu (mỡ): 30 – 40g.
- Rau củ: 80 – 100g.
- Quả chín: 150 – 200g.
Cách nấu cơm nát: nấu cơm nhiều nước hơn bình thường, rồi nấu canh thịt, cá, tôm, cua trộn với cơm cho trẻ ăn, hoặc có thể nấu kiểu cơm nát thập cẩm như sau: dùng các loại rau củ như bí, su hào, su su, củ cải…cắt nhỏ 2 x 3cm đun nhừ nghiền nát cho gạo vào nước rau củ để nấu cơm. Thịt, cá, tôm băm nhỏ mỗi bữa từ 30 – 40g có thể cho vào hấp khi cơm cạn, cơm chín thì thức ăn cũng chín, trộn đều cơm với thức ăn, trộn thêm 1 – 2 thìa dầu (mỡ).
5. GIAI ĐOẠN BÉ 3-5 TUỔI
Số bữa ăn trong ngày giống như cho trẻ từ 2 – 3 tuổi, nhưng số lượnv cần phải tăng hơn.
Ở lứa tuổi này có thể nấu các món ăn theo ý thích của trẻ.
Không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, bim bim và các loại hoa quả trước bữa ăn.
***
Về sản phẩm siro tăng cường miễn dịch Imunoglukan:
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
– Trẻ hay ốm, hay mắc bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp, hay phải dùng nhiều kháng sinh.
– Trẻ hay mắc cảm cúm, ho viêm họng do thay đổi thời tiết, hay tái phát nhiều lần.
– Trẻ gầy yếu, biếng ăn, kém hấp thu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
– Trẻ trong thời kỳ có nguy cơ cao mắc bệnh. – Trẻ đang mắc các bệnh suy giảm miễn dịch.
Do cơ thể còn non nớt, trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc nhiều bệnh, nhất là các bệnh đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi…), ốm vặt (ho, sốt, sổ mũi…), bệnh do virus (cảm cúm,…). Dựa trên các nghiên cứu lâm sàng và các bằng chứng khoa học thì khi sử dụng Imunoglukan, sức đề kháng của trẻ tăng lên và góp phần làm giảm nguy cơ mắc các mắc các bệnh đường hô hấp, ngoài ra còn làm giảm số lần và triệu chứng của bệnh khi mắc phải. Mẹ có thể sử dụng cho bé với liều dùng 1ml/5kg cân nặng/lần/ngày và gấp đôi liều khi trẻ đang mắc bệnh (liều gấp đôi dùng trong 3 ngày, sau 3 ngày dùng lại liều bình thường) để hỗ trợ bé mau khỏe hơn. Mẹ nên cho bé uống vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sớm khi dạ dày rỗng. Tuy nhiên mẹ lưu ý, Imunoglukan là siro tăng cường miễn dịch, tác dụng lâu dài, nhưng không phải thuốc chữa bệnh. Nên bé đang ốm mẹ vẫn cần cho bé uống thuốc, đồng thời bổ sung thêm siro Imunoglukan để tăng sức đề kháng, hỗ trợ giúp bé mau khỏe hơn nhé.
Liệu trình tư vấn: dùng liên tục trong trong thời gian tối thiểu 3 tháng để có hiệu quả tốt nhất, sau đó nghỉ một thời gian rồi dùng tiếp. Một năm có thể cho bé sử dụng khoảng 2 đợt, tùy vào tình trạng sức khỏe của bé.
>> KHÁM PHÁ: SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO BÉ ĐÚNG CÁCH
(CÙNG TÌM HIỂU THÔNG TIN VÀ NHẬN NHIỀU PHẦN QUÀ THÚ VỊ – Bấm vào nút “Khám phá”)
KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)
➡ 1. Làm trắc nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé
➡ 2. Gửi câu hỏi cho chuyên gia
➡ 3. Cách chăm sóc giúp bé mau khỏi ốm
➡ 4. Các nghiên cứu về hiệu quả và an toàn của Imunoglukan trên trẻ nhỏ