Mùa lạnh đang “gõ cửa”, bỏ túi ngay xu hướng phòng bệnh cho bé
Tăng sức đề kháng cho trẻ là vấn đề được hầu hết các bậc cha mẹ quan tâm. Khi sức đề kháng yếu đi, cơ thể trẻ dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh, dễ nhiễm bệnh hoặc lâu khỏi bệnh hơn. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con mà còn tác động lên tâm lý của các bậc cha mẹ.
Sức đề kháng của trẻ yếu, nguyên nhân do đâu?
Có nhiều yếu tố tác động khiến sức đề kháng của trẻ suy giảm. Mất đề kháng đồng nghĩa với việc cơ thể bé dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống và xuống tinh thần vì không đủ sức khỏe chống chọi với những tác nhân từ bên ngoài. Hiểu rõ nguyên nhân là cách tốt nhất để có thể ngăn chặn và bảo vệ sức khoẻ của bé.
Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi
Trẻ có sự nhạy cảm cao với điều kiện bên ngoài nên việc hít phải khói bụi nhiều sẽ làm phổi nhiễm bẩn. Đồng thời, không khí bẩn vào phổi sẽ ngăn chặn tế bào T – tế bào cần thiết cho hệ miễn dịch. Ngoài ra, khi đối mặt với vi khuẩn có hại trong khói bụi, với cơ thể non nớt trẻ chỉ có thể dựa vào sức đề kháng mà chiến đấu. Khói bụi càng nhiều thì đồng nghĩa sức đề kháng càng yếu và suy giảm rõ rệt.
Thức ăn chế biến sẵn
Thực trạng phổ biến hiện nay là ba mẹ thường xuyên cho con ăn thức ăn chế biến sẵn. Các con cũng thường rất thích những món ăn này do màu sắc và hương vị hấp dẫn. Rất nhiều lời cảnh báo được đưa ra về những ảnh hưởng nghiêm trọng của thức ăn chế biến sẵn đối với sự phát triển của trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thức ăn nhanh như snack, gà rán, khoai tây chiên,… chứa rất ít chất xơ, vitamin và khoáng chất cho quá trình tăng trưởng. Thức ăn chiên rán ở nhiệt độ cao khiến các dưỡng chất bị phân hủy nhanh, lại chứa lượng chất béo cao. Nếu ăn nhiều những thực phẩm này, con sẽ bị khó tiêu dẫn tới một số bệnh tiêu hóa, rơi vào tình trạng béo phì gây hại cho hệ miễn dịch.
Trẻ quấy khóc đêm, mất ngủ
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến tác động lên sức đề kháng của con, vì cơ thể dễ bị suy nhược. Mất ngủ còn kéo theo một loạt hậu quả nghiêm trọng khác: trí não bị ảnh hưởng, trẻ thiếu tập trung và mau quên. Nguy cơ trẻ mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, béo phí, hoặc tiểu đường cũng sẽ tăng lên. Do đó, cha mẹ cần mau chóng tìm ra lý do con mất ngủ để có hướng khắc phục kịp thời, giúp trẻ lấy lại sự cân bằng và phát triển kịp thời.
Xu hướng sử dụng thực phẩm để tăng sức đề kháng tốt nhất cho trẻ
Cân bằng dinh dưỡng là cách tốt nhất để tăng cường sức đề kháng cho con. Mẹ nên kết hợp đa dạng các loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày sẽ giúp bé thích thú trong từng bữa ăn. Sau đây sẽ là 6 thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tốt nhất mẹ nên biết:
Thịt bò
Thịt bò là thực phẩm rất có lợi cho sức khoẻ. Trong thịt bò có chứa hàm lượng cao protein và vitamin B6. Nếu vitamin B6 giúp cơ thể trẻ xây dựng hệ miễn dịch thì protein làm nhiệm vụ cung cấp và hồi phục nguồn năng lượng tiêu hao cho cơ thể bé. Bên cạnh đó, thịt bò rất giàu sắt – chất giúp bổ sung lượng máu, chống nhiễm trùng và là thực phẩm giúp tăng sức đề kháng hiệu quả.
Nấm
Một loại thực phẩm được nhắc đến khá nhiều tiếp theo đó là nấm. Hầu hết các loại nấm đều giàu vitamin và khoáng chất như vitamin B2, B6, D, sắt… giúp tăng sức đề kháng cho bé. Trong đó, theo nghiên cứu của nhãn hàng, hoạt chất tốt nhất của nấm sò là Beta (1.3/1.6)-D-Glucan đã được chứng minh có hoạt lực làm tăng đề kháng tốt nhất hiện nay. Ngoài ra nấm còn giữ vai trò quan trọng trong việc tăng cường trí não, củng cố tim và giúp hoá giải các tình trạng viêm nhiễm.
Rau xanh
Đây là những thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày của bé. Ở rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, các chất oxy hoá giúp tăng cường sức đề kháng cũng như bảo vệ hệ tiêu hoá của bé luôn trong trạng thái khoẻ mạnh. Các mẹ nên đầu tư thiết kế một đĩa rau củ thật bắt mắt với đầy màu sắc để kích thích sự tò mò và hứng thú của bé.
Trái cây họ cam
Cam, chanh, bưởi và quýt chính là những loại trái cây rất giàu vitamin C, rất tốt cho việc nâng cao sức đề kháng cho bé một cách hiệu quả. Bạn có thể bổ sung vitamin C cho bé bằng cách cho bé ăn trực tiếp, uống nước ép hoặc dùng xay sinh tố vừa ngon, vừa kích thích cảm giác thèm ăn của bé.
Sữa chua
Sữa chua rất giàu vitamin C giúp trẻ có sức đề kháng tốt và một hệ miễn dịch tuyệt vời. Với lượng lợi khuẩn (probiotic) lớn, sữa chua cũng giúp trẻ tiêu hóa tốt, ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn.
Trong quá trình phát triển của bé sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh liên tục hàng giờ, hàng ngày. Nuôi trẻ chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, cùng trẻ lớn khôn khoẻ mạnh có thể nói là một hành trình gian nan và nhiều thử thách nhất. Quan sát từng thay đổi của bé để hiểu bé đang như thế nào, tình trạng sức khoẻ của bé ra sao nhằm có biện pháp ngăn chặn các dấu hiệu tiêu cực kịp thời, các mẹ nhé.
Tác giả: Hoài Anh