Vì sao con bạn hay ốm?
5 năm đầu, đặc biệt khi bé 1-3 tuổi là giai đoạn các mẹ thường xuyên mệt mỏi, stress vì con ốm. Các bệnh thường mắc phải ở trẻ độ tuổi này có thể kể đến như viêm đường hô hấp, viêm phế quản, ho, sốt, sổ mũi, tiêu hóa kém,… Nguyên nhân không phải do mẹ chăm con không tốt, mà do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện trong những năm đầu đời.
Có rất nhiều cha mẹ cứ băn khoăn không biết tại sao mình nuôi con lại vất vả thế. Tháng nào con cũng bị ốm mặc dù đã đi khám ở nhiều trung tâm y tế, các bệnh viện, xét nghiệm đủ kiểu, uống khá nhiều thuốc. Đặc biệt khi giao mùa, thời tiết thay đổi nóng, lạnh, hanh khô, độ ẩm cao… dẫn đến tỷ lệ trẻ mắc các nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, đường hô hấp tăng vọt. Tình trạng trẻ “Hay ốm – Biếng ăn – Chậm lớn” có mối liên hệ mật thiết và là hệ lụy của nhau.
Là một người mẹ, hãy trang bị cho mình thật nhiều kiến thức về sức khỏe. Theo các chuyên gia, dưới đây là 5 nguyên nhân chính khiến trẻ hay bị ốm. Cùng tìm hiểu để ngăn ngừa và có biện pháp cải thiện hiệu quả cho bé nhé:
1. Hệ miễn dịch yếu và chưa hoàn thiện:
Sau khi sinh, trẻ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ mẹ qua sữa, gọi là “hệ miễn dịch thụ động”. Trong quá trình lớn lên, hệ miễn dịch của trẻ mới được hoàn thiện dần. Sự nhạy cảm cao với điều kiện bên ngoài và sức chịu đựng kém. Điều này thì rất dễ hiểu đối với cơ thể còn non nớt và thể trạng còn yếu của trẻ. Các vắcxin tiêm phòng chỉ có thể gia tăng khả năng miễn dịch của trẻ với những bệnh nhất định, tuy nhiên không phải là tất cả, nhất là đối với những bệnh dễ mắc như: cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trên do nhiều loài virut.
2. Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện:
Hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn thiện, các men tiêu hoá chưa đủ cũng là một trở ngại lớn cho việc tiêu hóa thức ăn, đặc biệt những trẻ biếng ăn và có chế độ ăn chưa phù hợp. Điều này xảy ra với đa số trẻ em do khẩu phần của trẻ phần lớn được quyết định bởi người lớn. Rồi thói quen “ép ăn” cũng khiến cho trẻ có tâm lý “sợ ăn” và dẫn đến việc không đủ chất, hoạt động của nhiều cơ quan không được cân bằng và là cơ sở của nhiều căn bệnh khác nhau.
3. Ảnh hưởng của thuốc sử dụng:
Có rất nhiều loại thuốc chống chỉ định đối với trẻ em, theo nhiều độ tuổi khác nhau, dẫn đến có những căn bệnh với người lớn chỉ cần uống thuốc là khỏi, nhưng với trẻ em thì không thể sử dụng. Nhất là kháng sinh, sử dụng nhiều cho cơ thể trẻ là hoàn toàn không tốt, vì dễ dẫn đến việc mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, làm cho hệ tiêu hóa kém đi và kết quả là thể trạng của trẻ không thể được cải thiện, lại càng dễ mắc bệnh hơn.
4. Hệ miễn dịch suy giảm:
Đây là một trạng thái mà trong đó cơ thể không sinh được đáp ứng miễn dịch hoặc chỉ sinh được một đáp ứng miễn dịch yếu không thể đáp ứng được với yêu cầu của cuộc sống bình thường. Cụ thể là không chống lại được các vi sinh vật gây bệnh, hậu quả là cơ thể dễ bị nhiễm trùng nặng, đi đến tử vong. Nguyên nhân của suy giảm miễn dịch có thể do bẩm sinh (suy giảm miễn dịch tiên phát) hoặc mắc phải (suy giảm miễn dịch thứ phát), làm cho các loại tế bào có thẩm quyền miễn dịch không còn khả năng phản ứng với các kháng nguyên nữa.
5. Không rửa tay đúng cách:
Bàn tay của trẻ rất dễ bị nhiễm bẩn vì các em rất thích chơi đùa lại hay có thói quen ngậm tay vào miệng. Nếu cha mẹ không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi tay thì khả năng trẻ bị mắc một số bệnh như viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota… là điều khó tránh khỏi. Một thực tế đáng báo động là có tới 74% số bà mẹ có con dưới 5 tuổi không rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn hoặc cho trẻ bú.
BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG BÉ HAY ỐM:
Để cải thiện thể trạng và phòng chống bệnh tật, Chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ cần thực hiện một số điều sau:
1. Tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể bằng cách nâng cao hệ miễn dịch đường tiêu hoá, vì 70 – 80% hệ miễn dịch của cơ thể nằm ở thành ruột, giúp đường tiêu hoá khoẻ mạnh và trẻ hấp thu tối đa chất dinh dưỡng .
2. Bổ sung những vi chất dinh dưỡng quan trọng, các vitamin, các acid amin thiết yếu để trẻ mau chóng bình phục sau ốm và luôn nhớ rửa sạch tay mẹ – tay bé trước khi cho bé ăn.
3. Giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cân đều đặn theo biểu đồ tăng trưởng. Một số thực phẩm giúp trẻ tăng đề kháng có thể kể đến như các loại rau xanh đậm, sữa chua, khoai lang, cam quýt, ngũ cốc,…
4. Ngoài ra, cha mẹ có thể tăng cường miễn dịch “trực tiếp” cho trẻ hay ốm do sức đề kháng kém. Một trong những hoạt chất được nghiên cứu rộng khắp trên thế giới là Beta (1.3/1.6)-D-Glucan. Chất này có hoạt lực tăng cường miễn dịch trực tiếp và mạnh nhất trong các loại betaglucan chiết xuất từ nấm sò. Một trong những sản phẩm nhập khẩu Châu Âu uy tín, có nghiên cứu khoa học về hiệu quả và an toàn trên trẻ nhỏ có thể kể đến sản phẩm siro Imunoglukan (có bán tại các nhà thuốc).
Imunoglukan giúp bé sức đề kháng yếu:
- Giảm thời gian ốm và số lần ốm trên năm
- Phòng ngừa và giảm tần suất mắc các BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
- Phòng ngừa các bệnh nhiễm VI KHUẨN, VI RÚT
- Hạn chế phải sử dụng kháng sinh
Imunoglukan là lựa chọn của hàng trăm nghìn bà mẹ Việt
để tăng cường miễn dịch và phòng bệnh cho con
>>>Quyền lợi của mẹ khi đặt mua Imunoglukan trực tuyến (mua hàng online) tại đây
Ngoài hệ thống phân phối tại 15000 nhà thuốc trên toàn quốc, từ 15/5/2018 Imunoglukan mở bán online phục vụ các mẹ bận rộn mua hàng thuận tiện hơn Free ship đối với đơn hàng từ 2 chai trở lên. Liên hệ ngay để được tư vấn mẹ nhé:
Hotline tư vấn sản phẩm và mua hàng: 0942.408.866
Hoặc inbox fanpage: Imunoglukan – Vệ sĩ của bé