Viêm họng – Sổ mũi – Nghẹt mũi ở trẻ nhỏ: Từ A đến Z

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi do sức đề kháng còn yếu do đó dễ mắc các bệnh hô hấp trên như viêm sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi. Khi trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi đó là triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh, ví dụ như trẻ có thể đã bị cảm lạnh hoặc viêm xoang. Các mẹ có thể hút mũi cho con bằng các dụng cụ hút mũi và cho trẻ uống nhiều nước. Đồng thời, cho trẻ đi gặp bác sỹ nếu bệnh kéo dài, trở nặng.

Mẹ có thể tham khảo cách điều trị trẻ bị viêm họng, sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi được chuyên gia tư vấn sau nhé:

1. VIÊM HỌNG

Trẻ thường mắc các chứng viêm đường hô hấp, điển hình là bị viêm họng vào những lúc giao mùa thay đổi thời tiết đột ngột. Hôm nay chúng tôi chia sẻ tới các bạn nhưng phương pháp chữa bệnh viêm họng cho trẻ cực kỳ đơn giản, hiệu quả mà lại an toàn cho trẻ nhỏ.

Các bạn nên phòng bệnh bằng cách giữ ấm cho trẻ thật tốt, trong bữa ăn gia đình nên cho các bé ăn uống có nhiều gia vị tốt như là ăn tỏi, lá hẹ. Khi trẻ em đi ở ngoài đường lạnh về nhà, bạn có thể cho con uống trà gừng giúp con ấm người. Hơn nữa, gừng có công dụng rất tốt trong việc sát trùng vòm họng cũng như chữa ho.

Ngoài ra các bạn có thể thực hiện các cách sau đây để phòng ngừa và chữa trị viêm họng cho các bé:

– Xúc miệng bằng nước muối vào buổi sáng sau khi thức giấc dậy. Nước muối giúp rửa sạch đờm rãi trong cổ họng và giúp cổ họng thông thoáng hơn.

– Cho 2 – 3 thìa to mật ong vào cốc nước cà rốt tươi ép rồi khuấy đều lên. Pha loãng hỗn hợp này theo tỷ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng 3 – 5 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 – 7 phút.

– Súc họng mỗi ngày một vài lần bằng nước khoai tây ép tươi cũng rất tốt khi bị viêm họng.

– Tắm nước ấm: Các bạn nên pha 1 chút muối + 1 miếng gừng nhỏ đập dập hòa vào nước ấm và cho bé ngâm mình vào đó. Hơi nước ấm bốc lên sẽ làm giảm viêm họng

– Nghệ: Nghệ cũng dùng để chữa ho. Lấy một nửa cốc nước nóng, thêm một ít muối vào, sau đó cho nửa thìa bột nghệ rồi khuấy đều và uống ngày một lần, liên tục trong 3 ngày. Cách này cũng khá hiệu quả trong việc phòng tránh viêm họng.

2. HẮT HƠI – SỔ MŨI

imunoglukan - ve sinh mui

Nhiều bà mẹ thường truyền nhau cách ép nhánh tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của bé để trị chứng hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên, BS Nguyễn Văn Lộc– nguyên PGĐ Bệnh viện Nhi TƯ cho hay, đây là quan niệm sai lầm. Tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tuy nhiên, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ. Trẻ dưới 3 tuổi càng có nguy cơ nhiều hơn do niêm mạc mũi trẻ rất mỏng, trong khi đó nước tỏi lại nóng và cay, nhất là nước tỏi đậm đặc. Ngay cả với người lớn, nếu dùng nước ép tỏi nhỏ mũi nồng độ quá đặc cũng dễ bị bỏng niêm mạc mũi.

Khi niêm mạc mũi bị bỏng rộp, nếu không phát hiện điều trị sớm, có thể dẫn tới hoại tử. Hơn nữa, trẻ cũng sẽ khó thở bằng đường mũi mà buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi. Vì thế, tốt nhất không nên sử dụng nước tỏi ép để trị viêm mũi, sổ mũi cho trẻ.
Rửa mũi cho bé quá nhiều

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng Khoa Nhi (BV Bạch Mai), nhiều cha mẹ còn cẩn thận xịt, rửa mũi hàng ngày cho bé dù con không bị ngạt mũi hay viêm mũi để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp. Đây cũng là sai lầm làm hại tới trẻ.

Mũi của trẻ và người lớn cũng như nhau, bình thường có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Trong khi đó, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn.

Việc dùng quá thường xuyên cũng có thể làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác. Chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, có nước mũi trong, mũi đặc… Nhưng cần lưu ý, trước khi nhỏ nước muối vào mũi, nếu trời lạnh các mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm lên rồi nhỏ cho trẻ mỗi bên mũi chừng 1/3 – 1 lọ tuỳ theo độ tuổi. Rửa khoảng 3 – 4 lần/ngày.

Hút mũi cho trẻ

Bác sĩ Lộc cho hay, trẻ khi sổ mũi thường dễ bị ngạt mũi hay nhiều đờm gây khó thở, khò khè. Khi thấy trẻ có những biểu hiện vậy, nhiều phụ huynh thường tự xử trí bằng cách đưa miệng hút mũi cho em bé nhưng khi cha mẹ dùng miệng hút mũi bé thì mầm bệnh trong miệng sẽ lây cho em bé. Do đó, cách làm này sẽ lợi bất cập hại vì khiến bệnh của trẻ nặng thêm.

Ngoài ra, việc sử dụng hút mũi hay xilanh đưa nước vào khoang mũi cũng cần lưu ý. Nếu làm không đúng sẽ rất nguy hiểm, có thể làm trẻ sặc và nước sẽ tràn vào màng phổi. Mỗi lần chọc sâu ống hút vào mũi trẻ để hút thì áp lực ấy sẽ hút niêm mạc mũi lên. Nhiều lần làm sẽ gây phù nề niêm mạc mũi nhiều hơn mà nghẹt mũi vẫn kéo dài, không tốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

>>> KHÁM PHÁ: CÁCH PHÒNG BỆNH KHI BÉ ĐI NHÀ TRẺ & ĐĂNG KÝ NHẬN VOUCHER MIỄN PHÍ

imunoglukan be di nha tre

Lưu ý khi xử lý ngạt, sổ mũi ở trẻ:

– Tăng cường cho bé uống nhiều nước, bú mẹ.
– Với trẻ lớn khi trẻ bị sổ mũi hay mũi đặc, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập hỉ mũi, hỗ trợ dùng nước muối sinh lý đúng lượng xịt để nước mũi loãng ra. Không nên dùng tay bịt hai bên để hỉ mũi vì sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi. Giấy để hỉ mũi nên dùng loại giấy mềm, sạch, chỉ dùng một lần.
– Sử dụng thuốc phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý dùng thuốc và các biện pháp xử trí theo dân gian.
– Để trẻ không bị sổ mũi, viêm mũi nên giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài trời lạnh, giữ vệ sinh cho trẻ vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, nhất là trẻ dưới 6 tuổi.

3. XỬ LÝ KHI BÉ NGHẸT MŨI

Nghẹt mũi là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà bé phải đối mặt nhưng cha mẹ có thể điều trị cho con dễ dàng với một số biện pháp tại nhà.

thuoc-nho-mui
Trong khi điều trị nghẹt mũi, hãy nhớ rằng bé còn quá nhỏ để lạm dụng thuốc hay các biện pháp thô bạo. Nếu con bạn dưới 3 tháng tuổi, bạn không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để khắc phục nghẹt mũi cho con. Tùy ý dùng thuốc cho bé có thể làm phức tạp thêm vấn đề sức khỏe thay vì chữa được bệnh.
Các cách chữa nghẹt mũi được các chuyên gia của khuyên là an toàn cho bé:

Xông hơi

Hơi nước trong phòng tắm chẳng hạn là một trong những biện pháp tốt để khắc phục nghẹt mũi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở. Có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu (xô) và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Hơi nước vào mũi và họng của bé khiến mũi, họng sạch và thông đờm.
Có thể thêm một ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt.

Nước muối

Nước muối là một phương thuốc phổ biến lại an toàn chữa nghẹt mũi cho bé. Bạn có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển (dùng được cho các bé) hoặc bạn tự chuẩn bị nước muối nhỏ mũi cho con ngay tại nhà. Để làm nước muối nhỏ mũi cho con rất đơn giản, bạn chỉ cần pha một cốc nước ấm với một nửa thìa cafe muối ăn là được.
Khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ. Sau đó, xoa bóp mũi của bé nhẹ nhàng từ cả hai phía. Trong khi nhỏ xong một bên mũi, nên lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi trước khi tiếp tục nhỏ thuốc vào mũi còn lại vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.

Dụng cụ hút mũi

Về cơ bản, để thoát khỏi ngạt mũi là cần loại bỏ các chất nhầy từ mũi. Để thực hiện điều này, bạn có thể sử dụng một thiết bị hút mũi cho con (thiết bị hút mũi có sẵn ở nhiều cửa hàng dược). Thiết bị hút mũi dạng ống cao su hình bóng đèn được nhiều người mẹ ưa thích chọn cho bé nhà mình. Đảm bảo rằng trước khi đặt ống vào mũi của bé, bạn đã bóp bầu cao su một lần. Sau đó, nhẹ nhàng hút các chất nhầy từ một bên mũi bằng cách đưa đầu ống vào mũi bé và thả nhẹ tay ra. Lặp lại tương tự cho phía mũi bên kia.
Trong khi sử dụng biện pháp khắc phục nghẹt mũi cho bé, bé có thể khóc và cử động rất nhiều, vì vậy bạn sẽ cần ai đó hỗ trợ. Chuyên gia đề nghị bạn nên sử dụng thiết bị hút mũi cho con sau khi bé được xông hơi hoặc nhỏ nước mũi muối sinh lý.

Những mẹo khác

Do mũi bị tắc, em bé của bạn sẽ phải hít thở qua miệng. Điều này có thể gây mất nước cho cơ thể của bé và do đó, bạn nên cho bé ăn với thực phẩm nhiều nước và nước hoa quả khi bé bị nghẹt mũi.
Con bạn có thể hốt hoảng vì nghẹt mũi, vì thế, bé cần được mẹ quan tâm, săn sóc. Hãy giúp bé được thư giãn.
Luôn luôn bao em bé của bạn với chăn ấm khi bé nghẹt mũi, nhất là khi trời lạnh.

4. TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG BẰNG IMUNOGLUKAN

Tuy vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh vì vậy điều trước tiên các bạn cần làm chính là tăng cường sức đề kháng cho con bằng các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như cam, táo, cà chua, các loại thịt, cá, trứng… Thêm nữa là phải luôn giữ ấm cho trẻ nhất là phần cổ họng, ngực và gan bàn chân bởi đây là những phần nhạy cảm rất dễ nhiễm lạnh.

Ngoài ra, nên cho bé sử dụng siro Imunoglukan đều đặn để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp, giảm số lần mắc bệnh cũng như các triệu chứng bệnh. Imunoglukan được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu nên rất an toàn cho trẻ nhỏ. Hiện này, siro này được quảng cáo rất nhiều trên TV, có bán tại các nhà thuốc và được nhiều mẹ tin dùng.

Lưu ý:

Áp dụng các biện pháp trên đúng lứa tuổi của trẻ. Trẻ dưới 1 tuổi không dùng mật ong, trẻ dưới 6 tháng cần thận trọng khi cho uống thuốc.
Nghẹt mũi ở bé có thể xảy ra do nhiều lý do như cảm lạnh thông thường, dị ứng… Nếu các biện pháp khắc phục nghẹt mũi cho bé kể trên không phát huy hiệu quả, bạn nên cho con đi khám. Nghẹt mũi phức tạp phải được bác sĩ kê thuốc chữa.
Hy vọng rằng qua bài viết hướng dẫn điều trị trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi trên đây sẽ giúp được cho các bà mẹ chăm sóc con trẻ của mình tốt hơn, đẻ trẻ luôn khỏe mạnh và thông minh. 

>> KHÁM PHÁ: SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO BÉ ĐÚNG CÁCH

(CÙNG TÌM HIỂU THÔNG TIN VÀ NHẬN NHIỀU PHẦN QUÀ THÚ VỊ – Bấm vào nút “Khám phá”)

KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)

1. Làm trắc nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé

 2. Gửi câu hỏi cho chuyên gia 

 3. Cách chăm sóc giúp bé mau khỏi ốm

4. Các nghiên cứu về hiệu quả và an toàn của Imunoglukan trên trẻ nhỏ

 5. Tham gia “CỘNG ĐỒNG NUÔI CON KHÔNG KHÁNG SINH”