Những điều mẹ cần biết khi cho bé ăn phô mai

Phô mai rất giàu giá trị dinh dưỡng nhưng không phải muốn cho con ăn lúc nào và bao nhiêu cũng được. Mẹ hãy đọc thêm thông tin dưới đây để có chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bé.

imunoglukan-be-an-pho-mai

Giá trị dinh dưỡng của phô mai

Không ít người còn cho rằng “sữa” là một từ khóa bắt buộc phải có trong thực đơn của trẻ. Vậy nên khi con không thích sữa mà chỉ thích ăn phô mai, họ lo ngại con dễ bị béo phì, thể chất yếu hơn các bạn. Nói về vấn đề này, Phó giáo sư Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sữa và phô mai đều là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều loại protein, lipid đường, vitamin và các khoáng chất. Nhưng ở Việt Nam, sữa đã trở nên quen thuộc vì dễ tiếp cận còn phô mai ít được sử dụng, một phần do chưa có thói quen, một phần cha mẹ chưa hiểu về chúng.

Thực chất, phô mai có nguồn gốc từ sữa, được “cô đặc” nên có hàm lượng đạm, chất béo, đặc biệt hàm lượng canxi rất cao trong một thể tích nhỏ. So với sữa thông thường, phô mai không chứa đường nên với những trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa thì phô mai là sản phẩm thay thế rất tốt. Hơn nữa, phô mai chứa thành phần chủ yếu là casein, loại protein giúp trẻ dễ tiêu hóa.

Riêng về canxi, với cùng trọng lượng thì hàm lượng trong phô mai cao gấp 6 lần trong sữa, lại chứa vitamin D nên có tác dụng tốt cho hấp thu canxi vào xương. Ngoài ra, phô mai tốt cho sức khỏe của răng vì nó tạo ra kiềm, giúp giảm độ axit ở miệng, giúp ngăn chặn sâu răng.

Vì vậy, nếu trẻ ngại uống sữa, thích dùng phô mai thì các mẹ có thể cho bé dùng thay thế, khoảng 60 g phô mai mỗi ngày sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng tương tự như uống 400 ml sữa.

Bạn có thể tham khảo thêm các chỉ số dinh dưỡng cụ thể dưới đây:
co

Tuy nhiên, phô mai còn giàu cả cholesterol, không có lợi cho sức khỏe. Phô mai cũng rất nghèo chất sắt. Vì vậy, cho trẻ ăn liên tục, ép trẻ ăn phô mai hàng ngày cũng không phải là điều tốt các mẹ nên làm.

Nên cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi kết hợp với phô mai

Phó giáo sư Bạch Mai khẳng định, trẻ béo phì là do chế độ ăn không cân đối. Việc dùng phô mai khiến trẻ thừa cân không có nghĩa là phô mai không an toàn bằng sữa mà là do cách dùng chưa đúng. Trẻ ngại uống một ly sữa nhưng không ngại nhai hai miếng phô mai nên các mẹ dễ cho con dùng quá liều.

Để phô mai phát huy tác dụng tốt nhất thì chỉ nên cho con ăn trong bữa phụ, hoặc kết hợp với các sản phẩm như phết vào bánh mì, trộn vào bột, cháo… Đặc biệt, khi kết hợp như vậy cần bớt đi một chút thịt, cá kèm theo, giảm dầu ăn, mỡ để tránh tình trạng thừa chất.

Lượng phô mai vừa đủ với bé là:

Với phô mai miếng, viên:

7-8 tháng: 12-14 g/lần
9-11 tháng: 14 g/lần
12-18 tháng: 14-17 g/lần

Phô mai tươi màu trắng dạng kem:
5-6 tháng: 13 g/lần
7-8 tháng: 20-24 g/lần
9-11 tháng: 24 g/lần
12-18 tháng: 24-29 g/lần

Thời điểm nên cho bé ăn phô mai

Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên mẹ có thể cho bé sử dụng phô mai từ khi bé bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm (tức là 6 tháng tuổi) nhưng nên cho bé ăn từ từ từng ít một và thăm dò phản ứng của con, nếu thấy bé xuất hiện dấu hiệu lạ khi ăn phô mai, cha mẹ cần tạm ngưng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ. Và các mẹ nên chọn loại phô mai dành cho bé dưới 1 tuổi, có hàm lượng chất béo không vượt quá 20%.

Ăn phô mai thường khiến bé đầy bụng nên các mẹ hạn chế việc cho bé ăn trước khi đi ngủ. Đồng thời, nên cho bé ăn lúc đói để phô mai phát huy hết tác dụng và tránh tình trạng khó ngủ, đầy bụng.

Cách cho bé ăn phô mai

– Phô mai thường dùng để ăn ngay (giống như một loại bánh) hoặc được nghiền nhuyễn, kẹp chung với bánh mì (dành cho bé trên 1 tuổi).

– Có thể nghiền/xay phô mai chung với hoa quả (xoài, chuối, bơ…).

– Có thể nghiền phô mai với nước ấm thành hỗn hợp sền sệt, đút cho bé ăn.

– Phô mai có thể dùng để khuấy chung với bột ăn dặm hay với cháo dành cho bé.

– Nấu chung phô mai với bột/cháo của bé, khi bột/cháo chín, mẹ tắt bếp, bắc xoong xuống, để nguội khoảng 80 độ C rồi cho lượng phô mai phù hợp với bé vào dầm tan. Đây là cách tốt nhất giữ cho phô mai không bị biến chất và mất chất.

– Có thể nấu chung phô mai với bột gạo hoặc mì ống (tán vụn phô mai và rắc lên trên bát bột gạo cho bé).

– Trộn chung với đậu phụ khi chế biến món ăn cho bé.

– Khi nấu chung phô mai với bột, cháo của bé, bạn nên chọn những thực phẩm phù hợp với vị phô mai như khoai tây, cà rốt, thịt bò, gà, tôm. Không nên nấu chung với cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền.

>> KHÁM PHÁ: SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO BÉ ĐÚNG CÁCH

(CÙNG TÌM HIỂU THÔNG TIN VÀ NHẬN NHIỀU PHẦN QUÀ THÚ VỊ – Bấm vào nút “Khám phá”)

KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)

1. Làm trắc nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé

 2. Gửi câu hỏi cho chuyên gia 

 3. Cách chăm sóc giúp bé mau khỏi ốm

4. Các nghiên cứu về hiệu quả và an toàn của Imunoglukan trên trẻ nhỏ

 5. Tham gia “CỘNG ĐỒNG NUÔI CON KHÔNG KHÁNG SINH”