4 lý do không ngờ gây bệnh cho bé mùa hè

Thời thiết nắng nóng khắc nghiệt chỉ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ốm trong mùa hè. Có những nguyên nhân từ lối sống, cách chăm sóc hằng ngày khiến trẻ có thể nhiễm bệnh mà các bâc phụ huynh không ngờ tới.

bé ốm imunoglukan

“Nguồn bệnh” ở trong nhà

Nhiều người cho rằng, vi trùng gây bệnh chỉ tồn tại ở nơi đông người như bệnh viên, trường học, khu giải trí công cộng hoặc nơi môi trường thiếu vệ sinh, có nhiều rác thải …. Điều này không hoàn toàn đúng bởi vi khuẩn, vi rút, nấm … gây bệnh là thứ không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

little-girl-washing-hands_fwm8yd

Nhà ở là môi trường vệ sinh nhất của từng gia đình nhưng chắc chắn đó không phải nơi “vô trùng”, nhất là khi trong nhà có nhiều thành viên. Hàng tỉ tỉ vi khuẩn, vi rút phát tán trong không khí có thể bám vào bất cứ đâu. Trong nhiều trường hợp, chính những người thân trong gia đình lại là nguồn lây cho trẻ chứ không phải từ những người lạ. Do đó, giữ trẻ khư khư trong nhà với hy vọng có thể “cách ly” được nguồn bệnh là quan điểm không hoàn toàn đúng.
Viêc rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay sau khi ra ngoài về nên được thực hiện như một thói quen của cả gia đình trong mùa hè. Người chế biến món ăn hằng ngày cần áp dụng triệt để nguyên tắc này và nhất là cần giữ vệ sinh tốt trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ và cho cả gia đình.

Để trẻ ở trong môi trường điều hòa lạnh liên tục

Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, nếu để trẻ ở trong phòng điều hòa với nhiệt độ thấp liên tục 4 giờ, mũi, họng của trẻ trở nên khô và rất dễ bị viêm nhiễm bởi chính các vi khuẩn, vi rút có sẵn trong đường hô hấp của trẻ. Trẻ cũng có thể bị cảm, ốm, sốt khi di chuyển đột ngột và thường xuyên từ phòng điều hòa lạnh ra ngoài trời nóng hoặc ngược lại. Lời khuyên của các chuyên gia cho phụ huynh là không để nhiệt độ điều hòa trong phòng của trẻ quá chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời. Tận dụng hết mức có thể không khí tự nhiên trong lành dành cho trẻ hằng ngày hoặc ít nhất là hằng tuần bằng cách cho trẻ đi công viên cây xanh, đi dã ngoại, về quê v.v…

Vội vã tự ý sử dụng thuốc trị bệnh cho trẻ

Khi trẻ bị sốt, lập tức cho trẻ uống thuốc hạ sốt, nếu không hạ, lập tức dùng thuốc hạ sốt đút hậu môn hoặc kiến nghị các nhân viên y tế truyền dịch cho trẻ là những cách trị bệnh sai lầm của một số phụ huynh. Sốt là một phản ứng của cơ thể, là một triệu chứng mà không phải là một bệnh. Hơn nữa dùng quá nhiều thuốc hạ sốt có thể gây hại cho gan, thận còn non nớt của trẻ.
Một số phụ huynh khi con bị ho hắng, chảy mũi hoặc thậm chí tiêu chảy đã vội vàng tự ý cho con dùng kháng sinh. Việc này không chỉ làm trẻ nhanh chóng bị “lờn thuốc”, khó có thể vượt qua được các bệnh nhiễm trùng về sau mà còn làm suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể trẻ.

be

Nhiều mẹ vì áp lực của ông bà, nội ngoại hay những người xung quanh “sốt ruột” vì con trẻ bị bệnh mà thường cũng vội vã dùng thuốc để cắt cơn bệnh cho con. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyên các phụ huynh phải bình tĩnh, quan sát và lắng nghe cơ thể của con để biết nguyên nhân và tình trạng ốm của con như thế nào, nếu cần thiết phải đưa trẻ tới cơ sở khám chữa bệnh để được khám và điều trị kịp thời. Không nên vội vã tự ý dùng thuốc mà nên tuân theo sự tư vấn, hướng dẫn hoặc chỉ định của thầy thuốc.

Không chú trọng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Thật khó để có thể phòng bệnh triệt để cho trẻ. Nhưng chỉ cần các bố mẹ dành thêm một chút thời gian hằng ngày để tìm hiểu và thực hiện cách phòng bệnh cho trẻ thì cũng mang lại những lợi ích sức khỏe cho con hơn gấp trăm lần so với việc bỏ thời gian, tiền bạc để trị bệnh. Không hiếm gặp những gia đình tốn hàng chục triệu hằng năm để chữa bệnh cho con bởi tháng nào họ cũng phải mang con tới phòng khám hay bệnh viện vì các bệnh đường hô hấp, bệnh tiêu hóa hay sốt vi rút rồi các bệnh dịch theo mùa v.v… Bên cạnh tốn kém về tiền bạc là tốn kém thời gian và công sức, nhiều bà mẹ phải nghỉ việc ở nhà vì con ốm thường xuyên.

Ngoài ra, hiện nay xuất hiện nhiều bệnh mới chưa có thuốc điều trị, điển hình là các bệnh do vi rút gây ra. Lúc này phòng bệnh tốt cho trẻ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Một số bệnh có thể phòng ngừa hiệu quả bằng cách tiêm vaccine như sởi, thủy đậu, viêm não nhật bản v.v… Các bệnh khác trẻ thường mắc vào mùa hè như sốt vi rút, chân tay miêng, sốt xuất huyết, cảm nắng v.v… có thể phòng và hạn chế tác hại của bệnh bằng cách tránh tiếp xúc tối đa với nguồn bệnh và tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho trẻ. Theo các chuyên gia y tế, các bác sĩ nhi khoa thì phương pháp tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả là kết hợp chế độ ăn uống phong phú, vận động đầy đủ thường xuyên, bổ sung chất tăng cường miễn dịch “trực tiếp” như beta 1.3/1.6-D- glucan…  Sản phẩm nổi bật trên thị trường, được quảng cáo rất nhiều trên TV giúp bé tăng sức đề kháng có thể kể đến như Imunoglukan. Nhập khẩu từ Châu Âu, Imunoglukan giúp bé tăng cường miễn dịch, giảm số lần ốm, đặc biệt giảm tần suất mắc bệnh hô hấp, tăng khả năng phòng bệnh cho bé trong giai đoạn hè, giao mùa, bé đi nhà trẻ, thời kỳ trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh. Sản phẩm có bán rộng rãi tại các hiệu thuốc. Không chỉ là lợi ích sức khỏe, kinh tế mà phòng bệnh tốt cho trẻ là nền tảng để con trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ lâu dài về sau.

imunoglukan

>> KHÁM PHÁ: SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO BÉ ĐÚNG CÁCH

(CÙNG TÌM HIỂU THÔNG TIN VÀ NHẬN NHIỀU PHẦN QUÀ THÚ VỊ – Bấm vào nút “Khám phá”)

KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)

1. Làm trắc nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé

 2. Gửi câu hỏi cho chuyên gia 

 3. Cách chăm sóc giúp bé mau khỏi ốm

4. Các nghiên cứu về hiệu quả và an toàn của Imunoglukan trên trẻ nhỏ

 5. Tham gia “CỘNG ĐỒNG NUÔI CON KHÔNG KHÁNG SINH”